Tuesday, April 29, 2014

Họa - Triệu Lôi



Họa lên cho bầu trời đêm cô đơn một vầng trăng sáng
Rồi họa lại tôi dưới ánh trăng ấy đang một mình hát vang
Họa lại một song cửa sổ cho căn phòng trống rỗng mà lạnh lẽo
Lại họa thêm một chiếc giường nằm
Họa một cô gái ở bên cạnh tôi
Còn họa cả một tấm chăn có viền hoa đăng
Họa thêm bếp lò cùng với củi đun
Ở nơi ấy chúng ta sẽ sống bên nhau mãi mãi
Họa một đàn chim nhỏ vây xung quanh tôi
Lại họa thêm cả núi xanh cùng sườn đồi
Họa lên sự yên tĩnh và hiền hòa
Cơn mưa nhỏ nào lất phất rơi trên cánh đồng
Họa thêm chiếc cầu vồng mà tôi có thể chạm tay được tới
Trong ấy có bầu trời sao đã định vĩnh viễn không lụi tàn
Họa thêm con đường nhỏ vô tận mà quanh co
Nơi cuối đường ấy có người đã chìm trong mộng
Họa lên dáng vẻ điềm tĩnh của mẹ
Còn cả cục tẩy có thể xóa đi những tranh chấp vụn vặt
Họa ra lương thực cho bốn mùa no đủ
Đời người nhàn nhã từ ấy chẳng còn nỗi muộn phiền
Tôi không có cục tẩy xóa đi những tranh chấp vụn vặt ấy
Chỉ có một cây bút họa lên nỗi cô độc
Ánh trăng của bầu trời đêm kia cũng chẳng còn tỏa sáng
Chỉ có cậu bé ưu sầu đang hát mà thôi
Muốn họa cho bầu trời đêm một vầng trăng sáng…

Saturday, April 26, 2014

Friday, April 25, 2014

Cheatsheet - ZFS command

http://thegeekdiary.com/solaris-zfs-command-line-reference-cheat-sheet/

Pool Related Commands

# zpool create datapool c0t0d0Create a basic pool named datapool
# zpool create -f datapool c0t0d0Force the creation of a pool
# zpool create -m /data datapool c0t0d0Create a pool with a different mount point than the default.
# zpool create datapool raidz c3t0d0 c3t1d0 c3t2d0Create RAID-Z vdev pool
# zpool add datapool raidz c4t0d0 c4t1d0 c4t2d0Add RAID-Z vdev to pool datapool
# zpool create datapool raidz1 c0t0d0 c0t1d0 c0t2d0 c0t3d0 c0t4d0 c0t5d0Create RAID-Z1 pool
# zpool create datapool raidz2 c0t0d0 c0t1d0 c0t2d0 c0t3d0 c0t4d0 c0t5d0Create RAID-Z2 pool
# zpool create datapool mirror c0t0d0 c0t5d0Mirror c0t0d0 to c0t5d0
# zpool create datapool mirror c0t0d0 c0t5d0 mirror c0t2d0 c0t4d0disk c0t0d0 is mirrored with c0t5d0 and disk c0t2d0 is mirrored withc0t4d0
# zpool add datapool mirror c3t0d0 c3t1d0Add new mirrored vdev to datapool
# zpool add datapool spare c1t3d0Add spare device c1t3d0 to the datapool
## zpool create -n geekpool c1t3d0Do a dry run on pool creation

Show Pool Information

# zpool status -xShow pool status
# zpool status -v datapoolShow individual pool status in verbose mode
# zpool listShow all the pools
# zpool list -o name,sizeShow particular properties of all the pools (here, name and size)
# zpool list -Ho nameShow all pools without headers and columns

File-system/Volume related commands

# zfs create datapool/fs1Create file-system fs1 under datapool
# zfs create -V 1gb datapool/vol01Create 1 GB volume (Block device) in datapool
# zfs destroy -r datapooldestroy datapool and all datasets under it.
# zfs destroy -fr datapool/datadestroy file-system or volume (data) and all related snapshots

Set ZFS file system properties

# zfs set quota=1G datapool/fs1Set quota of 1 GB on filesystem fs1
# zfs set reservation=1G datapool/fs1Set Reservation of 1 GB on filesystem fs1
# zfs set mountpoint=legacy datapool/fs1Disable ZFS auto mounting and enable mounting through /etc/vfstab.
# zfs set sharenfs=on datapool/fs1Share fs1 as NFS
# zfs set compression=on datapool/fs1Enable compression on fs1

File-system/Volume related commands

# zfs create datapool/fs1Create file-system fs1 under datapool
# zfs create -V 1gb datapool/vol01Create 1 GB volume (Block device) in datapool
# zfs destroy -r datapooldestroy datapool and all datasets under it.
# zfs destroy -fr datapool/datadestroy file-system or volume (data) and all related snapshots

Show file system info

# zfs listList all ZFS file system
# zfs get all datapool”List all properties of a ZFS file system

Mount/Umount Related Commands

# zfs set mountpoint=/data datapool/fs1Set the mount-point of file system fs1 to /data
# zfs mount datapool/fs1Mount fs1 file system
# zfs umount datapool/fs1Umount ZFS file system fs1
# zfs mount -aMount all ZFS file systems
# zfs umount -aUmount all ZFS file systems

ZFS I/O performance

# zpool iostat 2Display ZFS I/O Statistics every 2 seconds
# zpool iostat -v 2Display detailed ZFS I/O statistics every 2 seconds

ZFS maintenance commands

# zpool scrub datapoolRun scrub on all file systems under data pool
# zpool offline -t datapool c0t0d0Temporarily offline a disk (until next reboot)
# zpool onlineOnline a disk to clear error count
# zpool clearClear error count without a need to the disk

Import/Export Commands

# zpool importList pools available for import
# zpool import -aImports all pools found in the search directories
# zpool import -dTo search for pools with block devices not located in /dev/dsk
# zpool import -d /zfs datapoolSearch for a pool with block devices created in /zfs
# zpool import oldpool newpoolImport a pool originally named oldpool under new name newpool
# zpool import 3987837483Import pool using pool ID
# zpool export datapoolDeport a ZFS pool named mypool
# zpool export -f datapoolForce the unmount and deport of a ZFS pool

Snapshot Commands

Combine the send and receive operation
# zfs snapshot datapool/fs1@12jan2014Create a snapshot named 12jan2014 of the fs1 filesystem
# zfs list -t snapshotList snapshots
# zfs rollback -r datapool/fs1@10jan2014Roll back to 10jan2014 (recursively destroy intermediate snapshots)
# zfs rollback -rf datapool/fs1@10jan2014Roll back must and force unmount and remount
# zfs destroy datapool/fs1@10jan2014Destroy snapshot created earlier
# zfs send datapool/fs1@oct2013 > /geekpool/fs1/oct2013.bakTake a backup of ZFS snapshot locally
# zfs receive anotherpool/fs1 < /geekpool/fs1/oct2013.bakRestore from the snapshot backup backup taken
# zfs send datapool/fs1@oct2013 | zfs receive anotherpool/fs1
# zfs send datapool/fs1@oct2013 | ssh node02 “zfs receive testpool/testfs”Send the snapshot to a remote system node02

Clone Commands

# zfs clone datapool/fs1@10jan2014 /clones/fs1Clone an existing snapshot
# zfs destroy datapool/fs1@10jan2014Destroy clone

ZFS filesystem

What is it?

Deduplication is the process of eliminating duplicate copies of data. Dedup is generally either file-level, block-level, or byte-level. Chunks of data -- files, blocks, or byte ranges -- are checksummed using some hash function that uniquely identifies data with very high probability. When using a secure hash like SHA256, the probability of a hash collision is about 2\^-256 = 10\^-77 or, in more familiar notation, 0.00000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000001. For reference, this is 50 orders of magnitude less likely than an undetected, uncorrected ECC memory error on the most reliable hardware you can buy.

Chunks of data are remembered in a table of some sort that maps the data's checksum to its storage location and reference count. When you store another copy of existing data, instead of allocating new space on disk, the dedup code just increments the reference count on the existing data. When data is highly replicated, which is typical of backup servers, virtual machine images, and source code repositories, deduplication can reduce space consumption not just by percentages, but by multiples.


Installing zfs on Ubuntu server 12.04

sudo apt-get -y install python-software-properties
sudo add-apt-repository ppa:zfs-native/stable
sudo apt-get update
sudo apt-cache search zfs
sudo apt-get install ubuntu-zfs

Note: this might take some time as it compiles the kernel module for your kernel

Run the zfs commands to make sure it works
sudo zfs
sudo zpool

There is no extra configuration for ZFS running on Ubuntu

zpool command configure zfs storage pools
zfs command configure zfs filesystem
zpool list shows the total bytes of storage available in the pool. 
zfs list shows the total bytes of storage available to the filesystem, after
redundancy is taken into account. 
du shows the total bytes of storage used by a directory, after compression
and dedupe is taken into account. 
"ls -l" shows the total bytes of storage currently used to store a file,
after compression, dedupe, thin-provisioning, sparseness, etc.

Link for reference:
https://blogs.oracle.com/bonwick/entry/zfs_dedup

Linux lvm - Logical Volume Manager

The Linux Logical Volume Manager (LVM) is a mechanism for virtualizing disks. It can create "virtual" disk partitions out of one or more physical hard drives, allowing you to grow, shrink, or move those partitions from drive to drive as your needs change.

The coolest part of Logical Volume Management is the ability to resize disks without powering off the machine or even interrupting service. Disks can be added and the volume groups can be extended onto the disks. This can be used in conjunction with software or hardware RAID as well.


Physical volumes your physical disks or disk partitions, such as /dev/hda or /dev/hdb1 -> combine multiple physical volumes into volume groups.

Volume groups comprised of real physical volumes -> create logical volumes which you can create/resize/remove and use. You can consider a volume group as a "virtual partition" which is comprised of an arbitary number of physical volumes. Ex: (VG1 = /dev/sda1 + /dev/sdb3 + /dev/sdc1)

logical volumes are the volumes that you'll ultimately end up mounting upon your system. They can be added, removed, and resized on the fly. Since these are contained in the volume groups they can be bigger than any single physical volume you might have. (ie. 4x5Gb drives can be combined into one 20Gb volume group, and you can then create two 10Gb logical volumes.)

PVLM: Physical volumes -> Volume group -> Logical volume -> Mount on filesystem 

Create Physiscal volumes

pvcreate /dev/sda1
pvcreate /dev/sdb
pvcreate /dev/sdc2

Display attributes of a physical volume
pvdisplay
pvs

Create Volume group

vgreate datavg /dev/sda1 /dev/sdb
add more physical volume to volume group
vgextend datavg /dev/sdc2

Display Volume group information
vgdisplay
vgs

Create Logical volume

lvcreate -n backup --size 500G datavg
Create Logical volume name backup size 500GB on datavg Volume group

Display Logical volume information
lvdisplay
lvs

Mount logical volume into filesystem

mkfs.ext4 /dev/datavg/backup
mkdir /srv/backup
mount /dev/datavg/backup /srv/backup
Append /etc/fstab
/dev/datavg/backup /srv/backup    ext4    defaults        0       2

Configuration file located at /etc/lvm/backup/datavg

Resize Logical volume when system online

#extend 200GB available on free space of /dev/datavg/backup
lvextend -L +200G /dev/datavg/backup

#extend the size by the amount of free space on physical volume /dev/sdc2

lvextend  /dev/datavg/backup  /dev/sdc2
resize2fs -p /dev/datavg/backup

Watch the resize process going on with df -h

Zabbix monitoring on Ubuntu Server 14.04

First Production Ubuntu Server 14.04 running:
  1. MariaDB (Mysql) 
  2. Nginx 
  3. Php5-fpm
  4. Zabbix 2.2.*
All Stock Packages no Extra Repositories is needed. It Awesome!

DIY Ubuntu Server 14.04, it extremely easy. I mount /var on seperate hard disk for Mysql perfomance. MariaDB have many advantage than Mysql (belong to Oracle already).
hostname zabbix.mydomain.vn && echo 'zabbix.mydomain.vn ' > /etc/hostname

Note: 
  • datetime: sync your server to your NTP server.
  • Notice your mysql password
sudo apt-get update && apt-get -y dist-upgrade
sudo apt-get install mariadb-server nginx php5-fpm php5-mysql snmp libnet-snmp-perl snmp-mibs-downloader
sudo apt-get install zabbix-server-mysql  zabbix-frontend-php zabbix-agent

MariaDB Mysql 

create zabbix user, zabbix database, grant privileges for zabbix user on database zabbix.
mysql -u root -p
Enter password: your root password at MariaDB installation
create user 'zabbix'@'localhost' identified by 'Zabbix_DB_Passwd';
create database zabbix;
grant all privileges on zabbix.* to 'zabbix'@'localhost';
flush privileges;
exit;

Php5-fpm

Edit /etc/php5/fpm/php.ini for Zabbix
[PHP]
.....
max_execution_time = 300
memory_limit = 128M
post_max_size = 16M
upload_max_filesize = 2M
max_input_time =  300
......
[Date]
date.timezone = Asia/Ho_Chi_Minh

Edit [www] pool /etc/php5/fpm/pool.d/www.conf
[www]
user = www-data
group = www-data
listen = /var/run/php5-fpm.sock
#### It depend on my server hardware, you can leave it as default ^^ #####
pm = dynamic
pm.max_children = 24
pm.start_servers = 8
pm.min_spare_servers = 5
pm.max_spare_servers = 10
pm.max_requests = 50000
chdir = /

Restart php5-fpm
sudo service php5-fpm restart

Nginx 

In my case, this box is dedicated for Zabbix, so default site will be zabbix, Php web app root dir is in /usr/share/zabbix. 
Edit /etc/nginx/sites-available/default
server {
        listen 80 default_server;
        root /usr/share/zabbix;
        index index.php index.html index.htm;
        server_name zabbix.mydomain.vn;
        location / {
                try_files $uri $uri/ =404;
        }
        location ~ \.php$ {
                fastcgi_split_path_info ^(.+\.php)(/.+)$;
                # With php5-fpm:
                fastcgi_pass unix:/var/run/php5-fpm.sock;
                fastcgi_index index.php;
                include fastcgi_params;
        }
}

Restart Nginx
sudo service nginx restart

Zabbix-server 

Init Zabbix database:
cd /usr/share/zabbix-server-mysql/
mysql -u zabbix -p zabbix < schema.sql
mysql -u zabbix -p zabbix < images.sql
mysql -u zabbix -p zabbix < data.sql
sudo cp /usr/share/doc/zabbix-frontend-php/examples/zabbix.conf.php.example /etc/zabbix/zabbix.conf.php

Edit /etc/zabbix/zabbix.conf.php
$DB['TYPE'] = 'MYSQL';
$DB['SERVER'] = 'localhost';
$DB['PORT'] = '0';
$DB['DATABASE'] = 'zabbix';
$DB['USER'] = 'zabbix';
$DB['PASSWORD'] = 'Zabbix_DB_Passwd';
$ZBX_SERVER = 'zabbix.mydomain.vn';
$ZBX_SERVER_PORT = '10051';

Enable Zabbix monster in /etc/default/zabbix-server 
START=yes
CONFIG_FILE="/etc/zabbix/zabbix_server.conf"

Edit /etc/zabbix/zabbix_server.conf 
LogFile=/var/log/zabbix-server/zabbix_server.log
PidFile=/var/run/zabbix/zabbix_server.pid
DBName=zabbix
DBUser=zabbix
DBPassword=Zabbix_DB_Passwd
AlertScriptsPath=/etc/zabbix/alert.d/
FpingLocation=/usr/bin/fping

Start up Zabbix monster
service zabbix-sever restart 

Zabbix-agent

Hostname is very important. It must be same with Hostname in Host Configuration in Zabbix Dashboard.
I disable ServerActive => My Zabbix agent will run in Passive mode (Server directive). The Server will open a port and then visit his Agent port 10050 and ask for his money :D

Edit /etc/zabbix/zabbix_agentd.conf
PidFile=/var/run/zabbix/zabbix_agentd.pid
LogFile=/var/log/zabbix-agent/zabbix_agentd.log
LogFileSize=0
Server=127.0.0.1    #Address of Zabbix Server
Hostname=zabbix.ssis.edu.vn     #FQDN of monitored host

Restart Zabbix-agent
sudo service zabbix-agent restart

Zabbix Dashboard

Go to Zabbix web dashboard: http://zabbix.mydomain.vn
Defaut username: Admin
Default password: zabbix

Add host monitoring will be on next Part

Troubleshooting

MariaDB: /var/log/mysql/error.log
Nginx: /var/log/nginx/error.log
Php5-fpm: /var/log/php5-fpm.log
Zabbix-server: /var/log/zabbix-server/zabbix_server.log
More verbosity? Turn on DebugLevel=4 at /etc/zabbix/zabbix_server.conf

Reference



Rành mạch như Nguyễn Hiến Lê

Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) là một tấm gương sáng về tinh thần lao động. Trong hơn ba chục năm cầm bút, ông đã để lại một di sản đồ sộ, tới cả trăm cuốn, có giá trị về nhiều mặt. Ông cũng là một nhân sĩ đáng trọng bởi dù ở hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ được một cách nhìn nhận vấn đề khách quan, trung thực.

Điều đặc biệt ở học giả Nguyễn Hiến Lê là không chỉ trong việc viết mà trong cuộc sống đời thường, ông luôn sòng phẳng, rành mạch thể hiện thái độ, quan niệm sống của mình... 
Phan Ngọc Hiển

1. Trong đời mình, cả hai lần học giả Nguyễn Hiến Lê được chính quyền Sài Gòn đề nghị trao giải Tuyên dương sự nghiệp văn học, nghệ thuật thì cả hai lần ông đều từ chối không nhận. Trả lời thắc mắc của một số bạn hữu, Nguyễn Hiến Lê cho hay: "Nguyên tắc của tôi là không nhận một vinh dự gì do một chính quyền tôi không trọng ban cho". Được biết số tiền dành cho giải thưởng bấy giờ rất cao, lên tới 1.000.000 đồng, tương đương với 25 lượng vàng.

Xác định điều hữu ích lớn nhất mà mình có thể đóng góp cho đời là việc cầm bút, Nguyễn Hiến Lê đã kiên quyết gạt bỏ những việc làm mà ông cho là vô bổ, mất thời gian, ảnh hưởng tới nghiệp viết của mình. Một lần, chính phủ Nguyễn Văn Thiệu mời Nguyễn Hiến Lê tham gia Hội đồng Giáo dục toàn quốc, ông nhất mực thoái thác với lý do: Việc đề nghị cải tổ giáo dục ông đã có bài đăng trên tạp chí Bách khoa từ năm 1962. Giờ ông không có gì để nói thêm. Vả chăng, đang trong tình hình chiến tranh, có bàn thế chứ bàn nữa cũng chỉ… mất thời giờ. Một lần khác, có vị Bộ trưởng trong chính phủ Sài Gòn cho nhân viên đến mời ông tới "tư dinh" của ông ta nói chuyện riêng, ông đã thẳng thừng cật vấn người này: "Ông ấy lấy tư cách gì mà mời tôi như vậy? Tôi không thuộc quyền ông ấy. Nếu ông ấy mến tôi là nhà văn thì sao lại mời tôi lại thăm ông ấy?". Lại có lần, Nguyễn Hiến Lê đã không thèm trả lời thư riêng của một vị Bộ trưởng chỉ vì vị này, trong thư gửi ông đã để một viên thư ký… ký thay.

2. Nguyễn Hiến Lê từng tâm sự rằng, hồi trẻ, khi viết văn, ông hơi mắc bệnh khoa trương. Sau này tuổi càng lớn, ông càng trân trọng sự bình dị. Những gì viết trước đây, nếu chưa kịp in thì ông cũng chỉ giữ lại làm kỷ niệm, chứ không cho in lại nữa. Ông ngượng.

Trọng sự bình dị, ông còn trọng cá tính của mình nữa. Một lần, có nhà biên tập sau khi đọc đoạn văn ký sự của ông, đã cất công đảo câu văn lên, câu văn xuống, cắt tỉa, thêm bớt cho "có nhạc hơn". Ông khen người nọ "sửa khéo" nhưng khi đưa in bài viết, ông giữ nguyên đoạn văn ông viết vì thấy phải nói như thế mới tự nhiên, mới đúng ý, đúng cảm xúc của mình.

Đa phần các sách của Nguyễn Hiến Lê đều bán chạy, song có những đề tài ông biết rất ít người đọc, nhưng vì ông thích, ông vẫn cứ viết. Như cuốn "Một niềm tin", chỉ được in có hơn nghìn bản mà tới gần chục năm sau sách vẫn chưa tiêu thụ hết.

Khi dịch sách, Nguyễn Hiến Lê thường chọn những cuốn mà bút pháp của tác giả không trái với bút pháp của ông, nghĩa là phải bình dị, tự nhiên. Ông tâm sự ông thích sách của Lev Tolstoy, Somarset Maugham. Dịch "Chiến tranh và hòa bình" của Tolstoy, mặc dù nhận thấy bộ sách "rất dài và có nhiều chương lý thuyết về lịch sử đọc chán lắm", nhưng ông vẫn dịch trọn, không để sót một dòng. Quan điểm của ông về vấn đề này rất rạch ròi: "Tôi nghĩ tác phẩm đó lớn quá, nước mình nên có một bản dịch đầy đủ, rồi sau muốn phổ biến rộng thì sẽ cắt bớt".

Nhắc tới các sách dịch của Nguyễn Hiến Lê, độc giả thường nhớ nhiều tới hai cuốn "Quẳng gánh lo đi và vui sống" và "Đắc nhân tâm" của Dale Carnegie. Đây là một tác giả có những quan điểm về xử thế mà Nguyễn Hiến Lê rất tâm đắc, song vẫn có chỗ ông thẳng thắn bày tỏ quan điểm không đồng thuận. Như trong bài viết "Nhân sinh quan của tôi", Nguyễn Hiến Lê đã nêu ý kiến: "Nên trọng dư luận nhưng không nên nhắm mắt theo dư luận. Biết đắc nhân tâm nhưng cũng có lúc phải tỏ nỗi bất bình của mình mà không sợ thất nhân tâm".

3. Là người có lối nghĩ Tây học, tân tiến, song Nguyễn Hiến Lê vẫn không sao dung nạp được cách sống tự do thái quá, xem nhẹ sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình như ở một số nước Âu, Mỹ. Ông kể: "Người Âu Mỹ, khi lớn rồi thì ra ở riêng, cả tháng, có khi cả năm không lại thăm cha mẹ một lần; cha mẹ già thì đưa vào viện dưỡng lão". Ông cũng than phiền về một nghịch lý trong xã hội Việt Nam, ấy là việc "người già phải giữ cháu cho con, sắp hàng mua thực phẩm cho con, nấu cơm cho con. Mấy bạn già của tôi cũng phàn nàn phải làm "vú đực" cho cháu".

Năm 1965, một người con trai của Nguyễn Hiến Lê tên là Nhật Đức (khi ấy đang sống và làm việc tại Pháp) đã bất ngờ xin phép bố mẹ cho được kết hôn với một phụ nữ Pháp. Nguyễn Hiến Lê nghe tin vậy thì rất giận. Biết tính con trai đã làm gì là quyết làm bằng được nên ông không… cấm, song cũng nhất định không can dự vào việc này, để hai mẹ con tự lo. Mấy năm sau, người con trai này kêu cầu mẹ mình ở lại Paris trông nom con cái giùm vì hai vợ chồng đang làm thủ tục… ly dị. Nhận được tin con, đầu Nguyến Hiến Lê như bốc hỏa. Ông nhắn cho vợ: "Bảo nó trước kia đã tự ý lựa vợ, tự mưu hạnh phúc cho nó, bất chấp ý kiến cha mẹ thì bây giờ nó cũng phải chịu lấy hậu quả của sự quyết định của nó, chứ tại sao lại cầu cứu tới má nó, bắt má nó bỏ nhà, bỏ cửa công việc dạy học bên đây, làm vú em cho con nó rồi bắt lây cô Liệp (vợ sau của Nguyễn Hiến Lê - PNH) bỏ nhà cửa ở Long Xuyên mà lên đây săn sóc cho tôi". Ông mắng con là đã Âu hóa quá mau, chỉ thờ cá nhân chủ nghĩa, "không biết tới gia đình, không còn tình của con người nữa".

Vậy nhưng sau này, khi người con trai nói trên của Nguyễn Hiến Lê đã ly dị vợ rồi, và bà vợ đầu của ông cũng đã ổn định cuộc sống ở Pháp, trong khi cuộc sống trong nước thì đói kém, Nguyễn Hiến Lê lại thấy: Hóa ra, trong cái rủi có cái may. Từ đó, ông quay sang ân hận vì mình đã quá nóng nảy với con. Ông tâm sự: "Đời nó như bị cái gì đó chi phối, nó tưởng nó làm chủ tương lai của nó được, tự tạo hạnh phúc được mà rồi nó thất bại… Kinh nghiệm của cha mẹ không giúp gì được cho con thì tôi còn rầy con tôi làm chi nữa".

Đối chiếu việc đam mê viết sách của mình với trách nhiệm gia đình, Nguyễn Hiến Lê cũng không khỏi có phút ngẫm ngợi: "Viết đối với tôi như một môn tiêu khiển rẻ tiền nhất. Nhưng đôi khi tôi ân hận rằng vì tôi chúi đầu vào sách, vợ con tôi nhiều lúc cũng thấy chán".

4. Sau ngày giải phóng miền Nam, mặc dù vợ con đang sống ở Pháp và Nguyễn Hiến Lê hoàn toàn có đủ điều kiện để sang đó định cư theo con đường hợp pháp, song ông vẫn chọn phương thức ở lại trong nước. Một số văn nghệ sĩ ngoài Bắc và nhà văn tham gia kháng chiến ở bưng biền đã tìm đến thăm ông, hỏi han sức khỏe và tình hình công việc. Nguyễn Hiến Lê tiếp chuyện họ một cách lịch sự, cầu thị, song không vồ vập. Đặc biệt, tiếp chuyện thì tiếp chuyện vậy chứ ông "không đáp lễ" (tức không đến thăm trả lễ) ai cả. Ông không muốn để ai đó hiểu lầm là ông muốn ôm chân những người của "chế độ mới".

Tuy có những điểm bất ưng về cung cách làm việc của một số cán bộ trong chính quyền mới, song Nguyễn Hiến Lê cũng rành mạch thừa nhận: "Xét chung, các học giả miền Bắc có cảm tình với tôi; chính quyền đối với tôi cũng có biệt nhãn". Ông cũng trung thực ghi lại lời khuyên của học giả Đào Duy Anh với ông: "Ông khuyên tôi nên coi cán bộ ở bưng về như con cháu mình, tìm hiểu họ chứ đừng trách họ. Họ gian lao chiến đấu cả chục năm, nay thành công thì tất nhiên muốn được hưởng lạc, muốn được nắm quyền và tin chắc rằng chính sách của họ đúng, phải có tin như vậy mới làm việc được. Họ ít được học, không có kinh nghiệm hành chánh, cho nên phải dò dẫm…".

Một lần, khi thấy tình hình sức khỏe của Nguyễn Hiến Lê mỗi ngày mỗi suy, một nhân viên ở Ban Tuyên huấn Thành ủy Sài Gòn đã đề nghị giới thiệu ông vào điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, với chế độ dành cho cán bộ cấp cao của thành phố, Nguyễn Hiến Lê đã nhất mực từ chối. Ông giải thích thái độ đó của mình: "Tôi có công gì với Cách mạng đâu mà vô đó nằm?...Vô đó người ta gọi tôi là đồng chí, tôi sẽ mắc cỡ, chịu sao nổi?"

Nguồn: http://xhnv.pyu.edu.vn/newsdetail.php?id=74&id1=171

Thursday, April 24, 2014

Loài người khôn hơn mỗi người - Will Durant [Nguyễn Hiến Lê dịch]

Hôm nay nói chuyện với các bạn, tôi không muốn đóng vai trò ông lão đầu bạc, tỏa ra một hào quang minh triết lõi đời. Xin các bạn cứ coi tôi như một bạn đồng môn, dĩ nhiên là lớn tuổi hơn các bạn nhiều nhưng lúc nào cũng ham học hỏi thêm như các bạn. Nếu các bạn thấy câu chuyện của tôi ý sáo và nhạt nhẽo, thì xin bạn nêm giùm cho tôi một hạt muối, cho tôi được hưởng lòng khoan hồng của tuổi xanh đối với kẻ đầu bạc.

Sức Khoẻ

Bạn nên gìn giữ sức khỏe: đó là điều tôi khuyên bạn trước hết. Hễ có nghị lực là được. Trừ những bệnh có từ hồi sơ sinh hoặc tuổi thơ, còn bao nhiêu bệnh khác, xét về phương diện sinh lý, đều do ta khinh suất mà mắc phải, thiên nhiên khó bồi bổ lại được.

Cơ thể chúng ta được cấu tạo nhờ các thức ăn của chúng ta và tổ tiên chúng ta. Ðừng ham những món ngon ở tiệm, chỉ tổ vừa làm cho nhẹ túi, vừa khiến cho thân thể thêm nặng nề. Có lẽ một trong những lầm lẫn chính của thời đại và xứ sở chúng ta là chỉ ngồi một chỗ, ít vận động mà vẫn tiếp tục ăn uống như tổ tiên chúng ta hồi xưa cần có nhiều ca-lô-ri và những bắp thịt rắn chắc. Dưỡng đường nào cũng đầy những bệnh nhân cơ thể suy nhược vì ăn vô nhiều quá mà tiêu hóa không hết, cũng như một quốc gia nhập cảng trội hơn xuất cảng.

Rồi bạn phải vận động nữa! Chức vụ bình thường của tư tưởng là hướng dẫn hành động chứ không phải là thay thế nó. Thiếu hoạt động để được thăng bằng thì tư tưởng vượt ra ngoài giới hạn tự nhiên của nó. Bạn phải tự bắt mình mỗi ngày vận động ít nhất là một giờ.

Tính Dục

Ở loài người, nhu cầu tính dục chỉ kém nhu cầu ăn uống về tính cách kịch liệt và gây nhiều vấn đề rắc rối. Hóa công muốn cho loài người sinh tồn, đã cho phụ nữ nhiều vẻ kiều diễm và cho đàn ông kiếm được tiền, mà đàn ông thấy đàn bà đẹp là động lòng, đôi khi đến mê mẩn tâm thần. Lửa dục ấy đáng lý ra phải được điều hòa cho có thứ tự thì lại bừng bừng trong huyết quản mà diệt hết nhân phẩm của họ. Tổ tiên chúng ta nén được sự kích thích ấy, biết rằng nó quá mạnh rồi, không cần phải khêu thêm nó nữa. Chúng ta trái lại, dùng cả ngàn cách để gợi tình, khêu ngọn lửa dục cho tới khi nó nổ bùng lên. Quá quan trọng hóa bản năng tính dục, chúng ta quảng cáo nó rầm rộ, bày nó ra ở khắp nơi. Ðể biện hộ cho sự túng dục, chúng ta không ngần ngại tạo ra một thuyết về những tai hại của sự tiết dục, mà không biết rằng, chế ngự được bản năng là nền tảng của mọi văn minh.

Tư Cách

Tư cách cũng gần quan trọng bằng sức khỏe. Thiên chức cao cả nhất của giáo dục là biến đổi những cá tính thô lỗ thành những con người đáng trọng trong nhân quần, nghĩa là, như nhà tôi có lần đã nói, thành những cá nhân luôn luôn chú ý tới người khác.

Bạn đừng bao giờ nói xấu ai cả. Những lời nói xấu, không sớm thì muộn, luôn luôn sẽ rớt xuống đầu chính kẻ thốt ra, và có thể làm hại cho sự thành công của ta trên đường đời. Nói xấu người khác là một cách bất lương để tự khoe mình. Nếu không nói được những lời nhân từ, khuyến khích thì thôi, đừng nói gì cả. Chẳng làm gì cả đôi khi là khôn, nhưng chẳng nói gì cả thì lúc nào cũng là khôn.

Tôn Giáo

Nếu bạn chỉ học khoa học thôi thì bạn sẽ khó hiểu được tôn giáo, trừ phi bạn nghĩ như Voltaire rằng sự điều hòa trong vũ trụ tỏ rằng có một thứ trí năng nguyên thủy tối cao nào đó. Chúng ta chỉ là những phần tử nhỏ li ti trong một vũ trụ bao la tới nỗi không ai có thể hiểu nổi nó, mà giải quyết dứt khoát vấn đề ấy lại càng khó hơn nữa. Pascal phải rùng mình khi nghĩ tới sự nhỏ bé của con người bơ vơ giữa sự mênh mông của vũ trụ và sự phức tạp của các thành phần trong vũ trụ.

Ông viết: "Sự im lặng bất tuyệt của những khoảng vô biên ấy làm cho tôi hoảng." Chúng ta hãy nghĩ kỹ đi, trước khi đưa những thuyết tầm thường quá đỗi ra để tổng hợp vũ trụ vô cùng đa dạng, tế nhị và mênh mông kia.

Kinh Tế

Bạn nên dựng cuộc đời vật chất của mình trên những nền tảnh kinh tế vững chắc, nhưng đừng đem cả tâm trí, tài lực ra mà kiếm tiền đấy nhé. Ðừng để mắc bẫy. Vì cũng như bản năng tính dục, sự khao khát của cải có thể biến thành một thứ bệnh sốt nung nấu, chỉ gây cho ta được vài thú vui nhất thời, chứ không sao tạo được một hạnh phúc lâu bền.

Nếu bạn làm chủ một xí nghiệp thì bạn nên tự nhủ rằng lo cho đời sống của nhân viên còn quan trọng hơn là thêm một con số không vào gia sản của bạn. Bạn nên trả cho mỗi người một số lượng tương đương với sự góp sức của họ vào việc sản xuất.

Trí Tuệ

Người thời nay quá trọng trí tuệ và coi thường tư cách. Chúng ta đã luyện trí tuệ cho sắc bén mà để cho cái ý thức tự chủ nhạt đi.

Chúng ta quá khen cái tân kỳ về tư tưởng cũng như về các thực hiện vật chất. Cứ cuồng ngôn, vọng động, việc đó rất dễ, giữ được mực thước việc đó mới khó! Tập tục, quy ước, tín ngưỡng là công lao của nhân loại trong bao thế kỷ dò dẫm. Khó mà chấp nhận được rằng chỉ một đời người - dù là đời một người thông minh tuyệt trần - là có được những kiến thức quảng bá, những tư tưởng thâm trầm đủ để phán đoán đúng những truyền thống có từ mấy thế kỷ.

Nhân loại khôn hơn mỗi người trong chúng ta. Do đó mà một số người nông nổi tự khoe theo thuyết duy trí mới có cái vẻ khó thương: họ chỉ biết một phần nhỏ thôi, không biết được toàn thể. Sự nhũn nhặn làm tôn kiến thức của ta lên cũng như sự e lệ làm tôn vẻ đẹp của phụ nữ.

Một Di Sản Ðang Khuếch Trương

Khoa học, kỹ thuật, luân lý, xã giao, chính trị, văn hoá, triết học, nghệ thuật: đó là di sản của các bạn. Di sản đó đã phát triển vô cùng, không ngờ được, trong bao thế kỷ nay, các bạn tha hồ mà dùng, không bao giờ hết. Cứ uống từng ngụm lớn, cho cạn cái chén đầy tràn của cuộc sống đi. Các bạn nên cảm ơn thượng đế và thiên nhiên đã khiến cho đời mình gặp những nỗi gian nan, thử thách, chịu những hình phạt và hưởng những phần thưởng. Các bạn nên cảm ơn đã được hưởng biết bao cái đẹp, điêu khôn, nỗi khó nhọc và tình thương.

=====
Đây là một bài diễn văn của Will Durant tại lễ trao bằng tốt nghiệp ở trường Webb School of Claremont, California vào ngày 7/6/1958. Tên gốc của bài này là We Have A Right To Be Happy Today

Nguồn: http://www.willdurant.com/youth.htm

Nguyễn Hiến Lê - Thầy học tôi: cụ Dương Quảng Hàm

Ngày tựu trường niên khóa 1929 - 1930, tôi lên năm thứ ba. Mới vô tới giữa sân trường Bưởi thì anh Phạm Trọng Bào đã tươi cười chạy lại, khoác tay tôi, bảo:

- Năm nay chúng mình ngồi chung với nhau nhé. Chúng mình được học "Francais" [1] cụ Hàm. Anh là học sinh nội trú nên biết những sắp đặt trong trường trước tôi. Rồi anh khoe:

- Tụi Tây nó cũng phải phục Francais của cụ. Văn cụ phảng phất như văn của Taine. Cụ dùng "temps” [2] thì đúng phép Grammaire de l’Acadêmie [3] không bao giờ sai.

Tôi chưa được đọc Taine, mà Pháp văn của cụ, tôi cũng chỉ mới đọc cuốn Abrégé d’histoire d’annam [4] viết cho học sinh Trung học; nhưng phục cụ thì tôi vẫn phục mà có lẽ tất cả các học sinh trường Bưởi không ai không phục.

Mấy năm trước, những khi thấy cụ đi qua sân trường, tôi thường để ý: cụ đi bộ, lúc nào cũng rảo bước, cụ thấp bé mà bước những bước dài, nhón gót (người ta bảo là tướng yểu), như lúc nào cũng vội vàng - cụ có bao giờ biết thơ thẩn, mơ mộng không nhỉ? - mà ngồi xe đạp thì trái lại, cụ đạp rất chậm, tốc độ đều đều, chỉ độ mười cây số một giờ, tới cửa lớp, cụ thận trọng hãm lại, cho xe nghiêng qua một bên, khoan thai bước xuống, gác xe, gỡ cài kẹp ống quần ra, tháo chiếc cặp phồng những sách vở rồi ôm cặp tiến vô lớp. Gặp bạn đồng sự cụ niềm nở bắt tay, nhưng ít khi đứng lại để trò chuyện; cụ tới lớp không khi nào trễ: nhưng cũng không khi nào quá sớm, chỉ dăm ba phút là cùng, như vậy thì đâu có thì giờ để trò chuyện. Tôi có cảm tưởng cụ là một chiếc đồng hồ mà thì giờ của cụ đã tính trước đâu vào đấy hết. Chúng tôi phục cụ ở điểm đó.

Cụ sống rất giản dị. Từ nhà ở giữa phố Hàng Bông lên trường, đường dài khoảng ba cây số, mà quanh năm, hè cũng như đông, mưa cũng như nắng, ngày nào cụ cũng chầm chậm đạp một chiếc xe cũ; suốt hai năm học cụ, tôi nhớ chỉ một hai lần cụ đi xe kéo vì mưa gió lớn quá hoặc vì trong mình khó ở. Có lần chúng "thổi" mất chiếc xe của cụ và bọn chúng tôi được một dịp cười: con người cẩn thận như vậy mà cũng để mất xe ư? Và chiếc xe "tàng" như vậy mà chúng cũng "thổi" ư?

Y phục của cụ hình như chỉ có vài bộ, mốt cổ lỗ, nhưng lúc nào cũng sạch và có nếp. Tóc thì chắc chắn một tháng cụ mới húi một lần và chỉ khi nào húi cụ mới cạo râu, vì vậy râu cụ đã thưa lại lờm chờm, trông y như limailles de fer [5] và chúng tôi dùng danh từ Pháp đó để đặt biệt hiệu cho cụ.

Cụ có tật nhiều đàm. Không biết từ hồi nào, một học sinh tai quái đã bắt chước bài thuyết hậu Anh nghiện rượu trong cuốn Quốc văn cụ thể của cụ Bùi Kỉ:
Sống ở nhân gian đánh chén phè
Thác về âm phủ dắt kè kè
Diêm vương phán hỏi: mang gì đó?
- Be!

rồi sửa đổi ít chữ để giễu tật trên của cụ.

Lối giễu đó không có gì độc ác vì chúng tôi rất quí cụ. Tôi chưa thấy một bạn học nào tỏ một vẻ gì là oán cụ, hoặc ghét cụ. Ngay những bạn biếng học nhất, nghịch ngợm nhất cũng ngưỡng mộ cụ, coi cụ là một nhà mô phạm kiểu mẫu; một số trong đó có anh Phạm Trọng Bào và tôi coi cụ như cha nữa. Cụ nghiêm trang mà hiền hòa, và tôi chắc cụ không thù ai, ghét ai được, đôi khi thấy chúng tôi nghịch quá thì chỉ cau mày, rầy một câu rồi bỏ qua, mà nụ cười rất hồn nhiên của cụ lại nở trên môi, để hở mấy chiếc răng vàng vàng hơi đóng đen trên một khuôn mặt có thể gọi là xấu: trán dô, mũi gãy, chỉ được cặp mắt là sáng, hiền từ và vui nhờ mấy nét nhăn ở đuôi mắt, người Pháp gọi là pattes d'oie [6].

Cụ dạy Pháp văn và Việt văn cho chúng tôi hai năm liền, năm thứ 3 và thứ 4. Mới vào lớp, cụ nở ngay một nụ cười, cho phép chúng tôi ngồi xuống, rồi chậm rãi bước lên bục, chậm rãi lấy chiếc đồng hồ quả quít ra đặt trên bàn, mở chiếc cặp, lấy sổ sách, cây viết ra, đặt thứ nào vào chỗ nấy rồi mới thủng thẳng giảng bài.

Cụ luôn luôn có hai cây viết: một cây viết máy ngòi vặn vô được (kiểu plume rentrante ngày nay không ai dùng nữa) để viết vô sổ của trường, và một cây viết chì tím, ngắn, nhỏ bằng nửa đầu đũa để viết vô sổ riêng của cụ. Và cụ có một sổ tay nhỏ hơn tấm bưu thiếp trong đó cụ chép tên tất cả các học sinh những lớp cụ dạy. Mỗi khi cụ muốn gọi một trò nào đọc bài hoặc trả bài, cụ mở cuốn đó ra coi chứ không coi trong sổ lớn của trường; như vậy để biết học sinh nào đã có điểm rồi và để học sinh trong lớp được hỏi đều hết. Không bao giờ cụ "truy" riêng một trò nào mà hỏi trò đó nhiều hơn những trò khác. Lối đó rất công bằng, nhưng một số học sinh lần này trả bài rồi thì có thể chắc chắn lần sau khỏi phải trả mà không cần học bài. Chắc cụ cũng biết vậy.

Khi cho điểm, cụ dùng viết máy ghi vào sổ của trường rồi dùng viết chì ghi vào sổ của cụ. Tới cuối năm cụ coi lại sổ tay rồi mới phê trong học bạ. Cụ làm việc có qui củ, rất cẩn thận và công bằng. Tôi không bao giờ thấy cụ viết tháu.
Lối dạy học của cụ rất đúng qui tắc sư phạm: theo sát chương trình, không nhấn mạnh vào phần nào mà lướt qua một phần khác, cũng không giảng ra ngoài chương trình. Cụ theo trình độ của học sinh trung bình trong lớp mà giảng rất rành mạch. Như vậy có lợi cho đa số học sinh mà không có lợi mấy cho hạng học sinh giỏi. Bọn này không cần gắng sức, chú ý, mà tôi cũng chưa bao giờ thấy cụ thúc đẩy, khuyến khích một học sinh giỏi.

Học cụ, chúng tôi thấy "khỏe lắm", nhiều lúc còn hơi chán nữa. Chúng tôi muốn được học nhiều về văn học sử. Phần vì trong bọn chúng tôi, có vài người muốn dự bị thi tú tài Pháp mà cụ không bao giờ giảng ra ngoài cuốn Textes choisis cửa Desgranges; cho nên có lần tôi ước ao được học Pháp văn với cụ Foulon, một giáo sư dạy môn luân lí cho học sinh năm thứ tư, giảng bài nghe rất thích.

Cụ chấm bài luận Pháp văn kĩ, nhưng chú trọng đến những lỗi về ngữ pháp hơn cả, chứ không chỉ cho chúng tôi cách viết sao cho hay, không giảng cho chúng tôi về mĩ từ pháp. Lối phê điểm của cụ cũng rất "trung dung", ít khi cho đến 14 điểm trên 20, mà cũng ít khi cho dưới 6 trên 20. Tính tình và cách dạy của cụ trái hẳn cụ Foulon. Cụ Foulon bắt học sinh gắng sức nhiều, giảng cao hơn chương trình, rất gắt với học sinh kém, nhưng rất thân với học sinh giỏi, tôi còn nhớ hồi sắp về nghỉ bên Pháp, trước giờ học buổi chiều, cụ lại trường từ biệt các học sinh, thấy tôi chưa tới, nhắc các bạn tôi rằng cụ gởi lời thăm và ân hận vì bận nhiều việc không thể đợi để gặp mặt tôi được. Cụ Dương thì không tỏ vẻ yêu ghét ra mặt, đối với học sinh nào cũng như nhau. Cụ dạy Việt văn cũng vậy, cứ mở cuốn Quốc văn trích diễm do cụ soạn, chỉ một bài nào đó, bảo đọc rồi hỏi hết những câu hỏi in ở cuối bài, thế thôi. Cho nên về tiểu sử, bút pháp mỗi tác giả, nhất là về văn trào mới thờiđại, chúng tôi chẳng biết thêm được gì. Điều đó làm cho chúng tôi hơi thất vọng: cụ nhất định là biết nhiều về văn học sử của mình mà sao cụ không truyền những hiểu biết đó cho chúng tôi. Cụ theo quá sát chương trình. Suốt hai năm học chỉ có mỗi một lần tôi thích giờ Việt văn của cụ. Lần đó cụ cho đọc bài Cuộc Nam tiếncủa dân tộc ta của Phạm Quỳnh. Tôi còn nhớ rõ là một buổi chiều có nắng, có lẽ vào mùa hè. Cụ cho treo bản đồ Đông Dương lên chiếc bảng đen, rồi trong khoảng 40 phút, cụ cầm cây thước, chỉ cho chúng tôi các giai đoạn trong cuộc Nam tiến: đời Lí, đời Trần tiến tới đâu, đời Lê, đời Nguyễn tới đâu (sau đó tôi mới thực hiểu nghĩa chữ tâm thực); bằng những phương tiện, thủ đoạn nào: Khi thì dùng quân lực, khi thì dùng ngoại giao, khi thì dùng cả hai, công việc di dân, lập ấp, khai hoang tổ chức, tiến hành ra sao; sự bảo vệ những đất đó gặp khó khăn ra sao, nhờ những di dân Trung Hoa như họ Mạc ở Hà Tiên ra sao.

Hôm đó giọng cụ hùng hồn, bài giảng rất sáng sủa mà hấp dẫn, gợi cho chúng tôi lòng tự hào về tổ tiên. Từ trước tôi vẫn biết cụ là em ruột cụ cử Dương Bá Trạc, một nhà cách mạng trong ĐôngKinh Nghĩa thục, đồng chí với mấy ông bác của tôi, nhưng trong khi dạy học, cụ không bao giờ nói về chính trị, cho nên mãi hôm đó tôi mới thấy rõ cụ nồng nàn yêu nước.

Luận Quốc văn ít khi cụ đem về nhà chấm, thường gọi một trò lên nộp bài, cụ đọc lớn tiếng cho cả lớp nghe rồi thấy lỗi nào cũng giảng luôn cho cả lớp.

Mỗi giờ cụ chấm như vậy được độ năm bài, phê điểm cũng từ 7 - 8 lên tới 13 - 14 trên 20 là cùng. Gần hết giờ cụ mới ra đề mới để về nhà làm. Hình như không bao giờ cụ giảng cho cách làm. Cụ cũng ít khi khuyến khích học sinh đọc thêm sách. Chỉ có một lần, gần tới kì thi bằng Cao đẳng tiểu học, cụ bảo chúng tôi ra thư viện kiếm những cuốn Pour les petits et les grands, A travers les êtes et les choses của Charles Wagner mà đọc. Tôi nghe lời cụ và thấy lối cảo luận của tác giả đó hợp với tuổi chúng tôi, sáng sủa, bình dị, vui tươi, tư tưởng không thực sâu sắc nhưng xác đáng, đôi khi mới mẻ, cao nhã.

Tóm lại học sinh của cụ dễ đậu, nhưng người nào không chịu tự học thêm thì khó xuất sắc được.

*

Thấy cụ dễ dãi - trong hai năm cụ chỉ nổi giận một lần, cũng chỉ phạt nhẹ thôi - anh em chúng tôi thỉnh thoảng muốn trêu cụ.

Giờ Pháp văn hôm đó anh Thiền - sau này hi sinh cho Tổ quốc trong tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng - đọc một đoạn kịch củaMolière, tới chữ "Ouaisi" anh đọc là "ủa!". Cả lớp cười ồ lên, mà mặt anh cứ thản nhiên, làm bộ bơ bơ, coi càng thêm tức cười. Cụ cũng cười, cười rất hồn nhiên, cơ hồ như đồng tình với chúng tôi. Đợi hết trận cười rồi, anh Thiền lại tiếp tục đọc nốt. Tôi không bao giờ có ý đùa cụ, nhưng đã có lần dò ý cụ. Tôi vẫn ghét cái giọng ái quốc của Hoàng Cao Khải trong bài Trưng Vươngtuyển trong Quốc văn trích diễm. Khải không đáng được ghi tên trong Văn học sử Việt Nam. Kẻ bán nước thì đừng nên nhắc tới sự nghiệp các vị anh hùng của dân tộc. Tôi kiếm cách nói tới Khải trong một bài luận Quốc văn và gọi Khải là "hắn" để xem phản ứng của cụ ra sao. Mà đúng lần đó, cụ bảo tôi đem bài lên chấm. Tới chỗ tôi gọi Khải là "hắn", cụ cứ thản nhiên đọc không phê bình gì cả, rồi cũng cho điểm đạt khá như các bài trước của tôi. Do đó tôi đoán rằng cụ không ưa gì bọn Hoàng Cao Khải, và trongQuốc văn trích diễm, bất đắc dĩ phải trích bài của Khải đấy thôi.

Cảm động nhất và làm cho chúng tôi phục cụ nhất là chuyện dưới đây.

Hồi ấy, không hiểu vì lẽ gì, nha Học chánh Đông Đương lại thay đổi chương trình, bắt học sinh các trường Bảo hộ học các tác giả Pháp viết về thuộc địa mà họ gọi là "auteurs colniaux" [7] và chúng tôi gọi là tác giả "cô lô nhân". Giáo sư Pujarniscle dạy Pháp văn ban "tú tài bản xứ" (baccalauréat local - người ta chế nhau gọi là tú tài lọ cổ) ở trường Bưởi soạn một cuốn văn tuyển của các tác giả viết về Đông Dương như Jean d 'Esme, Roland Dorgelès, Jules Boissière... cho chúng tôi học. Nhưng chúng tôi rất ghét bọn "cô lô nhân" đó, cho họ có óc thực dân, chỉ tiếp xúc với bọn hạ lưu Việt Nam (trong giới các quan lớn cũng không thiếu gì bọn hạ lưu), không hiểu gì về phong tục Việt Nam, mà lại có óc khinh thị người Việt, chép toàn nhưng việc bậy bạ, tưởng vậy là ghi đúng tính tình, tâm lí dân tộc Việt. Chúng tôi ghét nhất cái thói xen những tiếng Việt "pháp hóa" vô cho truyện thêm màu sắc địa phương và tỏ rằng mình biết rõ về Việt Nam. Người dân quê Việt Nam họ không gọi là paysan mà gọi là "nha que", chị Sen không gọi là bonne mà gọi là "la congai", rồi còn nhiều danh từ khác nữa như "le cai nha", "le cai ao"..., chúng tôi thấy chướng mắt, chỉ muốn xé toạc đi. Ghét họ thì ghét luôn lối hành văn của họ mà chúng tôi cho là cầu kì, màu mè, thậm chí ghét luôn cả ông "nghè" Nguyễn Mạnh Tường vì ông đã trình một luận án văn chương về Jules Boissière, cây bút  thực dân hạng nặng mà chúng tôi đọc trạnh đi, thành một biệt hiệu B... C... rất tục, không thể chép lại đây được. Lần đó cụ Dương cho chúng tôi học bài Le grand lac của J. Boissière, bài đó chỉ dài độ 15 - 20 hàng tả cảnh Hồ Tây ở Hà Nội, văn trúc trắc chúng tôi không thấy hay ở đâu cả. Có lẽ vì ghét cho nên không muốn học, thấy lâu thuộc. Tới hôm trả bài, bọn chúng tôi 5 - 6 anh em đứng ở cửa hông trường tức cửa nhìn sang vườn Bách Thảo, hỏi nhau. Mày có thuộc bài récitation [8] không? Tao ghét thằng B... C... đó quá, không học được. Ai cũng nhận rằng bài đó khó học và không thuộc kĩ. Rồi chúng tôi hùa nhau mổ xẻ Boissière, vạch tất cả những "tội" của hắn ra. Sau cùng một anh bạn tôi, nhớ đâu như anh Hiệp thì phải, hồi đó chúng tôi gọi là “Hiệp tẩy” vì có thái độ hung hăng, như bọn lính tẩy - hô hào anh em phản kháng cụ Dương: cụ gọi trả bài thì dù thuộc cũng thưa là không thuộc, cụ hỏi tại sao thì đáp lại ghét tác giả thuộc địa đó.

Đối với một giáo sư khác thì có lẽ chúng tôi không dám làm "reo" như vậy đâu; vì biết cụ hiền, có gì cũng chỉ cho zêro, cùng lắm là nửa "consigne" [9]  nên chúng tôi tán đồng ngay đề nghị của anh bạn. Vô sân trường, chúng tôi thuyết phục các bạn nội trú và họ cũng bằng lòng.

Mặc dầu đã quyết tâm rồi, tới lúc cụ sắp gọi trả bài, chúng tôi cũng hồi hộp.

Theo lệ, cụ mở cuốn sổ tay ra chấm tên một học sinh vào hạng trung bình. Anh này chắc cũng chỉ thuộc lõm bõm, trả được một vài câu rồi ngừng, thú rằng không thuộc. Cụ gọi thêm một anh khác, cũng không thuộc nữa. Cụ ngạc nhiên, hỏi tại sao. Một anh bạo dạn đứng lên thưa rằng chúng tôi không ai thuộc cả vì không ưa Jules Boíssière, một tên thực dân không có cảm tình với dân tộc mình. Rồi chúng tôi trình với cụ tất cả những điều chúng tôi trách hắn. Cả lớp chờ sự phản ứng của cụ.

Cụ làm thinh một vài phút rồi bỗng nhiên tôi thấy hai giọt nước mắt lăn trên má cụ. Cụ vẫn ngồi yên nhìn xuống phía cuối lớp, cũng không lấy chiếc khăn tay nhỏ xíu bằng vải trắng để lau nước mắt nữa, mặc cho nó rơi xuống mặt bàn và tự khô trên má. Chúng tôi im phăng phắc, kẻ cúi đầu xuống, kẻ nhìn vào mặt cụ. Tôi muốn đứng lên xin lỗi cụ.

Nhưng tôi không thốt lên được một lời - cả lớp cũng không ai thốt lên được một lời - mà cứ ngồi trân trân. Có lẽ khi cảm xúc mạnh quá thì sự yên lặng là thái độ tự nhiên nhất. Giá lúc đó tôi đứng lên nói thì thế nào tôi cũng nghẹn ngào mà nước mắt cũng ròng ròng trên má.

Cụ và chúng tôi ngồi im như vậy không biết mấy phút, chỉ nhớ là lâu lắm, rồi cụ bảo chúng tôi mở bài Le grand lac ra, cụ giảng lại cho, để về nhà học lại. Hôm đó cụ không cho điểm ai cả.

Tan buổi học, chúng tôi không ai bảo ai, đồng tình không nhắc lại việc đó nữa. Chúng tôi đều ân hận về hành động của mình, và tuần sau khi trả bài thì ai cũng thuộc. Mà lần này cụ cũng chỉ gọi vài người trả thôi, không có một lời nào gợi lại chuyện cũ.

Nếu phải là một giáo sư khác thì chúng tôi cũng được 5 - 6 con zêro hoặc ít nhất cũng bị rầy một hồi. Có thể một vài vị còn gắtgao "truy" chúng tôi nữa, bắt cả lớp tuần tự lên trả bài, lần trước cũng như lần sau. Cụ thực quảng đại, đau lòng trước sự phản kháng của chúng tôi mà không hề giận, tha thứ cho cả. Những giọt nước mắt của cụ hôm đó chứa biết bao tâm sự.

Trong đời học sinh dài 15 năm của tôi, tôi đã gặp được vài ba thầy học có tư cách mà tôi kính trọng, nhưng cụ Dương vẫn là người tôi kính mến nhất. Tôi cho rằng chúng tôi có phúc mới được sống một giờ học vô cùng cảm động như hôm đó, mới được thấy cụ khóc trước mặt chúng tôi như vậy, mới được nhận một bài học lặng lẽ ơaf cao thượng như vậy. Cha mẹ mà lặng lẽ đau khổ vì hành động của con, thì đó là chuyện thường; nhưng thầy học đau khổ vì hành động của trò thì từ xưa đến nay đã có một trường hợp nào như vậy không?

Đầu thu năm đó, anh Phạm Trọng Bào và tôi, một buổi tối rủ nhau lại phố Hàng Bông thăm cụ và cám ơn cụ đã dạy bảo chúng tôi. Nhà cụ có gác, căn dưới là cửa hàng bán bông. Chúng tôi xưng tên, đứng đợi một lúc rồi có người bảo chúng tôi lên gác. Thang dốc và bằng gỗÁnh đèn lù mù, tôi không nhớ là đèn điện hay đèn dầu. Vừa lên hết cầu thang thì cụ ở phòng trong bước ra.

Chúng tôi chào cụ, tỏ lòng cảm ơn cụ. Cụ không bảo chúng tôi ngồi mặc dầu trong phòng có bàn ghế, cụ đứng cách chúng tôi khoảng một thước, mà tiếp chuyện, mừng chúng tôi thi đậu và hỏi chúng tôi sẽ tiếp tục học nữa không. Vẫn nụ cười hồn nhiên, niềm nở đó. Anh Bào bảo sẽ lên ban Tú tài Bản xứ và sẽ được cụ dạy dỗ cho nữa. Tôi thưa vì nhà nghèo, phải vô trường Cao đẳng Công chánh để có học bổng. (Thời đó vào năm 1931, kinh tế khủng hoảng nặng). Nhưng chúng tôi thấy hình như cụ mắc việc nên chỉ đứng vài phút tôi chào cụ ra về.

Từ đó tôi không có dịp gặp lại cụ nữa. Nay muốn gặp lại thì cụ đã thành người thiên cổ. Khoảng mười lăm năm trước, khi hay cụ đã soạn bộ Việt Namvăn học sử yếu, tôi nhờ một anh bạn mua từ Hà Nội gởi vào. Bộ đó tôi thuê đóng bìa dày, và tôi coi là một bộ quí nhất trong tủ sách của tôi.


Tháng 10 năm 1996
(Bách Khoa số 1 - 11 - 1966)


---


Chú thích: 

[1] Francaise: Pháp văn.
[2] Temps: thì (trong ngữ pháp)
[3] Grammaine de académie: ngữ pháp hàn lâm.
[4] Abrégé d’histoire d’Anlam: Giản yếu lịch sứ An Nam
[5] Limai/1es de fe:r mạt sắt, mài dũa (BT)
[6] Pattes d'oic: vết nhăn đuôi mắt (BT).
[7] Auteur Coloniaux: tác giá thuộc địa (BT).
[8] Récitation: bài học thuộc lòng(BT)
[9] Consigne: cấm túc, phạt giữ lại trường (ngày nghỉ) (BT)



Nguồn:

Nguyễn Hiến Lê. "Thầy học tôi: cụ Dương Quảng Hàm." Để tôi đọc lại. NXB Văn học, 2001.