Trong hồi ký “Đường dài đến tự do” của mình, nhà lãnh đạo huyền thoại của Nam Phi, Nelson Mandela đã viết: “Con người ta cần phải học cách ghét. Nếu họ có thể học cách ghét, họ sẽ được dạy cách yêu, vì tình yêu đến với trái tim con người tự nhiên hơn là sự ghét bỏ”.
Nhà cách mạng đó đã hy sinh phần lớn cuộc đời mình để đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid. Vì ông ghét nó và yêu nhân dân của mình. Con người ta cần phải học cách ghét, đơn giản là để nhận ra những mâu thuẫn đang tồn tại xung quanh cuộc sống, để biết đâu là sự bất công và đâu là điều cần thay đổi, rồi sau đó, họ sẽ biết mình phải yêu thương thứ gì. Đó là một cơ chế đơn giản mà mọi người trưởng thành đều phải trải qua.
Bài văn của em Đỗ Hồng Anh, 8 tuổi ở Hà Nội về “ông bố lười” đang lây lan trên mạng bởi tính chân thật của nó. Một sự chân thật hiếm thấy trong những bài tập làm văn ở lứa tuổi của em.
“Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố trả dọn (chẳng dọn) rồi xuống chat với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố, từ nay em không làm ô xin (osin) nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm”.
Anh Đỗ Mạnh Hà, cha của Hồng Anh, hôm qua có viết một status dài trên facebook của mình để chia sẻ về cuộc sống. Anh đã cùng cha mẹ (ông bà nội của Hồng Anh) trải qua những ngày tháng cơ cực, lội sông Tô Lịch hót bùn đóng than, từng đi đạp xích lô kiếm sống. Và anh kể, trong những ngày tháng ấy, dù khao khát làm giàu, anh vẫn nhận ra rằng sự thành thật là thứ quan trọng nhất của con người. Đến hôm nay, khi đã giàu có, anh Hà vẫn muốn dạy con theo hướng ấy.
Ai cũng hiểu rằng câu chuyện không được phản ánh hoàn toàn qua lời của cậu bé 8 tuổi: có thể bố của em đã phải làm việc rất vất vả, và cả gia đình (gồm các người lớn) thống nhất rằng bố sẽ được nghỉ ngơi khi về nhà. Nhưng nổi bật lên trong bài văn, không chỉ có sự thành thật, mà trên tất cả, là tinh thần phê phán: em thấy rằng bố lười, và em không thích cái sự “về nhà nằm ườn ra đấy”, em lên án nó bằng cách của mình.
Từ lâu việc dạy văn trong nhà trường, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học đã bị lên án rằng triệt tiêu đi tính thật thà trong tư duy của các em. Nhưng quan trọng hơn: phương pháp đọc-chép này triệt tiêu sự thật bằng cách “tô hồng” cho tất cả mọi thứ. Các em được dạy rằng mình phải vẽ lên những hình mẫu tươi đẹp, chuẩn mực cho những thứ xung quanh, con lợn thì phải béo (nhỡ may nó gày?), bố thì phải vất vả lao động (nhỡ bố lười?), bà thì yêu em (nhiều khi cũng không yêu lắm?).
Có một điều thú vị là khi chúng tôi liên hệ với ông bố lười Đỗ Mạnh Hà để xin được sử dụng chất liệu của anh viết bài, anh đồng ý ngay, và nói thêm: “Cứ đăng, khen chê anh không quan tâm lắm”. Khen và chê, cặp phạm trù ấy cần tồn tại song song và thứ này không thể thiếu thứ kia để tồn tại.
Bài văn tả ông bố lười của em Đỗ Hồng Anh, cho dù là phê phán, đọc lên đã thấy được tình yêu với lao động dù còn ở dạng rất sơ khai. Em biết so sánh bà dù già vẫn phải làm việc nhà với bố “chỉ biết nằm ườn”. Em biết ghét, và sẽ biết yêu.
Thật ra thì bao nhiêu đứa trẻ đã được dạy cách ghét – hay nói cụ thể hơn, là được dạy tinh thần phê phán? Ở trong trường lớp, hình như ta chỉ ép chúng phải… yêu. Em phải yêu cái này, yêu cái nọ, yêu liên miên suốt mười mấy năm phổ thông, một tình yêu nhân tạo đến từ việc đọc chép, hô khẩu hiệu.
Thế rồi khi chúng lớn lên, bệnh thành tích, sự không chân thật bám theo. Tinh thần phê phán bị triệt tiêu và chúng có khả năng viết ra những báo cáo tô hồng như bài văn tả bố năm xưa. Bài văn tả “ông bố lười”, vì thế, là một câu chuyện của cả xã hội.
Trên facebook, có bà mẹ nghiêm túc phân tích: "Buồn cười thì buồn cười thật, nhưng các ông bố, bà mẹ cũng phải nhìn vào đây mà suy nghĩ. Ai lại làm gương xấu cho con thế này. Trẻ con bây giờ rất thông minh, bố lười đến con cũng phải chê, lại còn sai vặt con, xưng tao với con, khiến con mất tình cảm với bố. Giờ con nó viết thành bài văn thế này, dơ mặt chưa". Bài văn hồn nhiên của bé mang lại những phút giây hài hước, nhưng cũng khiến các ông bố, bà mẹ phải suy nghĩ lại về nếp sống, cách cư xử trước mặt bé.
Không chỉ viết về bố, bé Hồng Anh còn miêu tả mẹ bằng giọng văn rất ngộ nghĩnh. Em viết: “Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi. Mẹ làm nghề vàng bạc, khách của mẹ rất đông nên mẹ rất nhiều tiền. Lúc sáng mẹ đi tập về mẹ nấu bữa sáng cho cả gia đình em. Công việc của mẹ rất bận nhưng mẹ vẫn dành thời gian chăm lo cho gia đình. Hằng ngày mẹ đi làm rất bận, nếu em nấc mẹ cũng mắng em. Em biết tại sao rồi vì mẹ làm rất nhiều công việc nên mẹ rất cáu và gắt nhưng mẹ rất tuyệt. Em rất yêu mẹ”.
Phía sau những câu chữ thật thà, đáng yêu của con trẻ là quá trình nuôi dạy con rất riêng của người giảng viên trẻ tuổi. Anh Hà kể: “Khi bài văn viết về bố của Hồng Anh lan tỏa trên mạng, tôi không bất ngờ. Trong gia đình tôi, các thành viên luôn có quyền tự do ngôn luận. Cháu đã có những cảm nhận rất riêng và thật về bố”.
Trong gia đình, Hồng Anh là cậu bé 8 tuổi rất hài hước. Trước bài văn “bá đạo” này, em đã viết một bài văn khác, miêu tả một ông bố gương mẫu với nội dung: Bố em là giảng viên, làm kinh doanh và lãnh đạo công ty. Mỗi sáng em được bố đưa đi học và khi trở về nhà bố tắm cho em.
Không hài lòng về bài làm của con, anh Mạnh Hà đã nói với con: “Bố không phải là người thường xuyên tắm cho con. Con nhìn thấy thế nào thì hãy viết như vậy, không là… điêu đấy”. Sau đó, Hồng Anh viết lại bài văn tả bố bằng những cậu chữ ngộ nghĩnh, thật thà chỉ trẻ thơ mới có được.
Trong cách giáo dục con, anh Hà chia sẻ: “Tôi luôn muốn để con phát triển tự nhiên, không bắt học nhiều, hãy để con coi học là niềm vui. Năm lớp 1, cháu chỉ là học sinh trung bình, tôi cũng không thấy buồn lòng. Cháu còn nhỏ, không nên gây áp lực. Miễn sao cháu ngoan ngoãn, nhà cửa sạch sẽ và biết chăm lo cho em gái 3 tuổi”.
Từ lâu việc dạy văn trong nhà trường, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học đã bị lên án rằng triệt tiêu đi tính thật thà trong tư duy của các em. Nhưng quan trọng hơn: phương pháp đọc-chép này triệt tiêu sự thật bằng cách “tô hồng” cho tất cả mọi thứ. Các em được dạy rằng mình phải vẽ lên những hình mẫu tươi đẹp, chuẩn mực cho những thứ xung quanh, con lợn thì phải béo (nhỡ may nó gày?), bố thì phải vất vả lao động (nhỡ bố lười?), bà thì yêu em (nhiều khi cũng không yêu lắm?).
Có một điều thú vị là khi chúng tôi liên hệ với ông bố lười Đỗ Mạnh Hà để xin được sử dụng chất liệu của anh viết bài, anh đồng ý ngay, và nói thêm: “Cứ đăng, khen chê anh không quan tâm lắm”. Khen và chê, cặp phạm trù ấy cần tồn tại song song và thứ này không thể thiếu thứ kia để tồn tại.
Bài văn tả ông bố lười của em Đỗ Hồng Anh, cho dù là phê phán, đọc lên đã thấy được tình yêu với lao động dù còn ở dạng rất sơ khai. Em biết so sánh bà dù già vẫn phải làm việc nhà với bố “chỉ biết nằm ườn”. Em biết ghét, và sẽ biết yêu.
Thật ra thì bao nhiêu đứa trẻ đã được dạy cách ghét – hay nói cụ thể hơn, là được dạy tinh thần phê phán? Ở trong trường lớp, hình như ta chỉ ép chúng phải… yêu. Em phải yêu cái này, yêu cái nọ, yêu liên miên suốt mười mấy năm phổ thông, một tình yêu nhân tạo đến từ việc đọc chép, hô khẩu hiệu.
Thế rồi khi chúng lớn lên, bệnh thành tích, sự không chân thật bám theo. Tinh thần phê phán bị triệt tiêu và chúng có khả năng viết ra những báo cáo tô hồng như bài văn tả bố năm xưa. Bài văn tả “ông bố lười”, vì thế, là một câu chuyện của cả xã hội.
Trên facebook, có bà mẹ nghiêm túc phân tích: "Buồn cười thì buồn cười thật, nhưng các ông bố, bà mẹ cũng phải nhìn vào đây mà suy nghĩ. Ai lại làm gương xấu cho con thế này. Trẻ con bây giờ rất thông minh, bố lười đến con cũng phải chê, lại còn sai vặt con, xưng tao với con, khiến con mất tình cảm với bố. Giờ con nó viết thành bài văn thế này, dơ mặt chưa". Bài văn hồn nhiên của bé mang lại những phút giây hài hước, nhưng cũng khiến các ông bố, bà mẹ phải suy nghĩ lại về nếp sống, cách cư xử trước mặt bé.
Không chỉ viết về bố, bé Hồng Anh còn miêu tả mẹ bằng giọng văn rất ngộ nghĩnh. Em viết: “Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi. Mẹ làm nghề vàng bạc, khách của mẹ rất đông nên mẹ rất nhiều tiền. Lúc sáng mẹ đi tập về mẹ nấu bữa sáng cho cả gia đình em. Công việc của mẹ rất bận nhưng mẹ vẫn dành thời gian chăm lo cho gia đình. Hằng ngày mẹ đi làm rất bận, nếu em nấc mẹ cũng mắng em. Em biết tại sao rồi vì mẹ làm rất nhiều công việc nên mẹ rất cáu và gắt nhưng mẹ rất tuyệt. Em rất yêu mẹ”.
Phía sau những câu chữ thật thà, đáng yêu của con trẻ là quá trình nuôi dạy con rất riêng của người giảng viên trẻ tuổi. Anh Hà kể: “Khi bài văn viết về bố của Hồng Anh lan tỏa trên mạng, tôi không bất ngờ. Trong gia đình tôi, các thành viên luôn có quyền tự do ngôn luận. Cháu đã có những cảm nhận rất riêng và thật về bố”.
Trong gia đình, Hồng Anh là cậu bé 8 tuổi rất hài hước. Trước bài văn “bá đạo” này, em đã viết một bài văn khác, miêu tả một ông bố gương mẫu với nội dung: Bố em là giảng viên, làm kinh doanh và lãnh đạo công ty. Mỗi sáng em được bố đưa đi học và khi trở về nhà bố tắm cho em.
Không hài lòng về bài làm của con, anh Mạnh Hà đã nói với con: “Bố không phải là người thường xuyên tắm cho con. Con nhìn thấy thế nào thì hãy viết như vậy, không là… điêu đấy”. Sau đó, Hồng Anh viết lại bài văn tả bố bằng những cậu chữ ngộ nghĩnh, thật thà chỉ trẻ thơ mới có được.
Trong cách giáo dục con, anh Hà chia sẻ: “Tôi luôn muốn để con phát triển tự nhiên, không bắt học nhiều, hãy để con coi học là niềm vui. Năm lớp 1, cháu chỉ là học sinh trung bình, tôi cũng không thấy buồn lòng. Cháu còn nhỏ, không nên gây áp lực. Miễn sao cháu ngoan ngoãn, nhà cửa sạch sẽ và biết chăm lo cho em gái 3 tuổi”.
0 comments:
Post a Comment