2. Nghe lâu hại thần : thần náu ở thận, thận thông với tai, cho nên nghe lâu hại thần.
3. Nằm lâu hại khí : nằm lâu, miệng há khí tan; miệng ngậm, khí tắc, cho nên hại khí.
4. Ngồi lâu hại mạch : mạch nên được vận động, ngồi lâu sẽ không thoải mái, cho nên hại mạch.
5. Đứng lâu hại xương : đứng lâu xương khô đi, cho nên hại.
6. Đi lâu hại gân : bước đi phải dùng sức gân, cho nên hại.
7. Phát giận hại can : can thuộc mộc, giận như gió giữ lay động cho nên can tổn thương. Can lại sinh máu, can tổn thương thì máu không tốt, tâm và gân sẽ yếu đi.
8. Suy nghĩ hại tỳ : khi suy tư, tỳ phải vận động, thái quá sẽ mệt, cho nên hại.
9. Quá lo hại tâm : tâm thuộc hỏa, vị chủ về đắng, quá lo thì đắng càng nhiều, cho nên hại tâm.
10. Quá buồn hại phế : phế thuộc kim, chủ về thanh âm, buồn khổ lâu ngày thì tiếng câm lặng, cho nên hại phế.
11. Quá no hại vị (dạ dày) : quá no sẽ khó tiêu hóa, cho nên hại.
12. Quá sợ hại thận : thận thuộc thủy, chủ về phương bắc, màu đen ; khi quá sợ mặt sẽ xám đen, cho nên hại.
13. Cười nhiều hại lưng : khi cười, thận chuyển lay kéo theo cả eo lưng, cho nên hại.
14. Nhổ nhiều hại nước bọt : nước bọt là chất dịch ở mạng, lan tỏa sẽ tươi nhuận, thấm vào trăm mạch. Nhỏ bọt đi thì tổn thất, cho nên hại. Sách Điểm huấn còn nói : “nước bọt không nhổ ra, mà còn nên nuốt vào, để giữ tinh khí của con người và làm cho nó tự tỏa sáng”.
15. Ra nhiều mồ hôi hại dưong : dương khí theo mồ hôi thoát ra ngoài cơ thể, cho nên hại.
16. Nhiều nước mắt hại máu : máu ẩn trong can, khóc nhiều thì can tổn, mắt khô, cho nên hại.
17. Nói nhiều hại nước dịch : nói nhiều thì miệng khô lưỡi rộp, cho nên hại.
18. Giao hợp nhiều hại tủy : dương vật trong cơ thể thông với trăm mạch, khi lửa dục nổi lên, máu tủy toàn thân đổ về mệnh môn, hóa làm tinh mà tiết ra. Nếu không biết tiết dục, xương tủy sẽ khô kiệt, chân dương không biết dựa vào đâu, như cá mất nước, ắt sẽ chết.
Trích Tinh Hoa Văn Hoá Dưỡng Sinh
0 comments:
Post a Comment