Friday, November 28, 2014

Listing directory in Graphical format in Bash

ls -R | grep ":$" | sed -e 's/:$//' -e 's/[^-][^\/]*\//--/g' -e 's/^/   /' -e 's/-/|/'

Script from centerkey.com: http://www.centerkey.com/tree/tree.sh
#!/bin/sh
#######################################################
#  UNIX TREE                                          #
#  Version: 2.3                                       #
#  File: ~/apps/tree/tree.sh                          #
#                                                     #
#  Displays Structure of Directory Hierarchy          #
#  -------------------------------------------------  #
#  This tiny script uses "ls", "grep", and "sed"      #
#  in a single command to show the nesting of         #
#  sub-directories.  The setup command for PATH       #
#  works with the Bash shell (the Mac OS X default).  #
#                                                     #
#  Setup:                                             #
#     $ cd ~/apps/tree                                #
#     $ chmod u+x tree.sh                             #
#     $ ln -s ~/apps/tree/tree.sh ~/bin/tree          #
#     $ echo "PATH=~/bin:\${PATH}" >> ~/.profile      #
#                                                     #
#  Usage:                                             #
#     $ tree [directory]                              #
#                                                     #
#  Examples:                                          #
#     $ tree                                          #
#     $ tree /etc/opt                                 #
#     $ tree ..                                       #
#                                                     #
#  Public Domain Software -- Free to Use as You Like  #
#  http://www.centerkey.com/tree  -  By Dem Pilafian  #
#######################################################
echo
if [ "$1" != "" ]  #if parameter exists, use as base folder
   then cd "$1"
   fi
pwd
ls -R | grep ":$" |   \
   sed -e 's/:$//' -e 's/[^-][^\/]*\//--/g' -e 's/^/   /' -e 's/-/|/'
# 1st sed: remove colons
# 2nd sed: replace higher level folder names with dashes
# 3rd sed: indent graph three spaces
# 4th sed: replace first dash with a vertical bar
if [ `ls -F -1 | grep "/" | wc -l` = 0 ]   # check if no folders
   then echo "   -> no sub-directories"
   fi
echo
exit

Add it to your system. Please watch out the code before running it!
curl http://www.centerkey.com/tree/tree.sh > /usr/bin/tree
chmod +x /usr/bin/tree
 
 http://stackoverflow.com/questions/3455625/linux-command-to-print-directory-structure-in-the-form-of-a-tree

Compare 2 directory in Linux

Let's make an example. Create 2 folder and put files in it
mkdir dir{1,2}
touch dir1/{1,2,3,4,5,6}.txt
touch dir2/{2,4,5,7,9}.txt

ls -R dir1
dir1:
1.txt  2.txt  3.txt  4.txt  5.txt  6.txt

ls -R dir2
dir2:
2.txt  4.txt  5.txt  7.txt  9.txt

diff -r dir1 dir2
Only in dir1: 1.txt
Only in dir1: 3.txt
Only in dir1: 6.txt
Only in dir2: 7.txt
Only in dir2: 9.txt

http://stackoverflow.com/questions/16787916/difference-between-2-directories-in-linux

Ubuntu Change Date from IST to ICT

If you try to change your clock, NTP setting and sync to hardware clock but the date still wrong so here's how
#date
Thu Nov 27 08:16:23 IST 2014  #wrong date time
#dpkg-reconfigure tzdata
Current default time zone: 'Asia/Ho_Chi_Minh'
Local time is now: Thu Nov 27 09:48:02 ICT 2014.
Universal Time is now: Thu Nov 27 02:48:02 UTC 2014.

#date
Thu Nov 27 09:48:09 ICT 2014  #correct now

Thursday, November 20, 2014

Âm nhạc chữa lành bệnh tật

Trong các ca phẫu thuật, âm nhạc giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn. Nó cũng khiến bệnh nhân bớt lo âu sợ hãi trước và sau mổ, đẩy nhanh sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.

Vài nghiên cứu mới đây tìm ra sự liên hệ giữa tần số của vài điệu nhạc với điện năng của tế bào não. Nếu dùng một tần số nhạc nào đó, ta có thể tăng khả năng học hỏi, thư giãn cơ thể, giúp ngủ ngon giấc. Do đó, theo nhiều nhạc sĩ, để hưởng ích lợi của nhạc điệu, bạn không những chỉ nghe mà còn phải để toàn thân rung động theo điệu nhạc.

Fabien Maman, soạn nhạc gia kiêm sinh học gia người Pháp, đã quan sát ảnh hưởng của âm thanh lên tế bào ung thư. Dưới tác dụng của các âm điệu khác nhau từ nhạc khí hoặc lời ca, tế bào bệnh dường như không chịu đựng được sự dao động và vỡ tung, nhất là với tiếng hát cao vút.

Âm nhạc trị liệu
Các nghiên cứu xưa nay đều cho thấy, âm nhạc trước hết làm cho con người được phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Thai nhi được cho “nghe nhạc” thường khỏe hơn các thai nhi khác. Các bác sĩ vẫn khuyên thai phụ nên nghe nhạc êm dịu và cho thai nhi cùng nghe. Em bé được nghe mẹ hát ru từ thuở còn thơ thường thông minh và khi lớn lên ít bị những bệnh về tâm trí.

Nhạc còn giúp thư giãn, giảm thiểu lo âu, đau đớn, giảm cô lập với xã hội, tăng sự tập trung, chú ý, kích thích cảm xúc và nhận thức. Nhạc cũng giúp cơ thể có nhiều sinh lực, kích động não bộ, làm thức tỉnh các cảm xúc, tháo gỡ các xúc động, phục hồi tâm hồn, làm hứng khởi hành động, giúp ngủ ngon, giúp lý luận tốt cũng như giúp tránh lao tâm suy nghĩ.

Nhạc trị liệu không chỉ là nghe nhạc mà còn là tham dự các sinh hoạt liên quan tới âm nhạc. Mọi người đều có thể tận hưởng các lợi điểm của nhạc miễn là để toàn thân rung động, hòa nhịp theo tiếng hát lời ca.

Ngày nay, nhạc trị liệu là lĩnh vực trong đó âm nhạc được sử dụng như một phương thức phục hồi, duy trì và hoàn thiện đời sống của người bệnh về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Nhạc được coi như một nghệ thuật sáng tạo trị liệu, tương tự như vũ trị liệu, trị liệu khéo tay (art therapy), và cũng có thể phối hợp với nhiều phương thức trị liệu như thiền, xoa bóp, thôi miên.

Với người khỏe mạnh, âm nhạc được dùng như một phương thức thư giãn, giảm căng thẳng. Ở trẻ em và người lớn có rối loạn về cảm xúc, hành vi, ít khả năng học hỏi, suy giảm các cử động, âm nhạc trị liệu thường được dùng đồng thời với các phương thức trị liệu căn bản để làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong phẫu thuật, âm nhạc giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn, bớt lo âu sợ hãi, nhanh hồi phục sức lực. Nhiều phụ nữ nhờ thư giãn nghe nhạc mà nhẹ nhàng sinh con không cần đến thuốc tê. Nhiều nghiên cứu cho hay sự kích thích của nhạc điệu đôi khi lấn át được các kích thích tạo ra cảm giác đau, nhờ đó bệnh nhân tập trung vào điệu nhạc và trấn áp được cơn đau.

Bệnh tật có thể khiến cơ thể mệt mỏi, rã rời nhưng khi nghe những điệu nhạc có âm điệu khích lệ, thúc giục, người bệnh có thể quên cả đớn đau, phiền muộn.

Sau cơn tai biến não, nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, cần tập luyện để phục hồi chức năng. Âm nhạc có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân phấn khởi, lần lần mấp máy cử động theo điệu nhạc cũng như giảm thiểu cảm giác buồn chán. Kinh nghiệm cho thấy nhiều người mất tiếng nói lấy lại được phát âm sau khi ầm ừ hát theo nhạc.

Âm nhạc trị liệu được dùng trong các trường hợp: giúp trẻ em tật nguyền khôi phục sự phối hợp các hoạt động thể chất cũng như sự khéo léo của các bắp thịt chân tay; giúp người bệnh sa sút trí tuệ, người có rối loạn hành vi lấy lại sự bình thường trong hành động.

Theo Sức khỏe & đời sống

Hào quang con người

Các máy móc hiện đại đã phát hiện sự phát sáng của cơ thể người. Trong một môi trường thích hợp, đôi khi mắt thường cũng nhìn thấy được. Quầng sáng đó được gọi là hào quang, có liên quan đến tình trạng sức khỏe con người.

Thực chất vầng hào quang bao quanh cơ thể người là biểu hiện trường sinh học của các cơ quan tạng phủ, các mô sống, là sự bức xạ năng lượng sinh học của cơ thể và môi trường chung quanh. Theo tiến sĩ khoa học Isakov (Liên Xô cũ), vầng hào quang hay vỏ trường sinh học có 3 lớp chủ yếu liên hệ chặt chẽ với nhau.

Lớp đầu tiên gần cơ thể người nhất, có hình dạng tương tự cơ thể, giống như “lớp áo giáp” bọc ngoài. Ra xa dần, nó có hình dạng như quả trứng, xa hơn nữa thành hình tròn và tỏa rộng ra mãi vô tận. Nói theo từ cổ, đó là phần hồn hay là phần năng lượng của ý thức, tư tuuởng, tình cảm của một con người cụ thể. Các nhà khoa học đã khám phá và khẳng định, ý thức tư tưởng tình cảm con người cũng là một thứ vật chất mang tính hạt và sóng do một loại hạt nguyên tử siêu nhẹ cấu tạo nên. Lớp này bền vững hơn cả và mang sắc độ từ màu vàng đến màu xanh da trời.

Lớp thứ hai dễ thấy hơn, phản ánh trạng thái tình cảm. Lớp thứ ba liên hệ chặt chẽ với trạng thái sức khỏe. Đây là lớp trường sinh học mà các nhà y học năng lượng, các nhà khí công yoga, ngoại cảm thường quan sát để chẩn đoán bệnh và điều trị. Nhờ các thiết bị kỹ thuật lượng tử siêu dẫn, hệ thống kính màu đặc biệt, mắt kính có chứa dung dịch Tritanlomin hoặc bằng khả năng thấu thị, người ta có thể thấy hình dáng, màu sắc và kích thước của lớp vỏ hào quang này.

Nếu hình dáng, màu sắc và kích thước của hào quang thay đổi, biến sắc thì người đó có bệnh. Viện sĩ thông tin y học Vaxili kixeelep (Liên Xô cũ) nói: “Bất kỳ bệnh nào cũng gắn liền với sự hao hụt năng lượng do bị các tế bào hấp thu. Khi mắc bệnh, điện từ trường của tế bào thay đổi. Vì vậy, cần tác động lên tế bào bằng tác nhân vật lý. Cách chữa bệnh của các nhà thôi miên ngoại cảm là tác động lên cơ thể bệnh nhân một nguồn năng lượng vật lý điện học”.

Đầu tiên, các nhà y học năng lượng chẩn đoán bệnh bằng việc đo bề dày lớp hào quang bảo vệ. Nếu chiều dày đạt 40-60 cm thì sức khỏe bình thường; nếu thấp hơn 30 cm là mất cân bằng năng lượng nghiêm trọng; nếu chỉ còn 10-15 cm thì ở tình trạng ngất, bất tỉnh.

Tiếp đến, người ta nhìn vào các trung tâm lực (còn gọi đại huyệt hay luân xa) hoặc các đám rối thần kinh (plexus) để thấy sự chuyển động của các dòng, xoáy năng lượng. Nếu rối loạn dòng chảy năng lượng ở trung tâm lực này hay trung tâm lực khác tương ứng với đám rối thần kinh, người ta biết cơ quan hay tạng phủ ở đó có bệnh. Ví dụ, nếu rối loạn dòng chảy năng lượng ở đại huyệt số 3 (luân xa 3) tương ứng đám rối thần kinh mặt trời (plexus selaire) thì hệ tiêu hóa không tốt; năng lượng cơ quan tiêu hóa như gan, mật, dạ dày, lách, bị hao hụt, chức năng chuyển hóa dinh dưỡng kém. Còn khi rối loạn về tổ chức thì hình hào quang bảo vệ có dạng gờ hoặc lõm.

Sưu tầm

Quý Tiếc Nguồn Năng Lượng Của Thân Thể

Con người chúng ta có sáu loại tánh giác tri như: Mắt có thể thấy, tai có thể nghe, mũi có thể ngửi, lưỡi có thể nếm, thân có thể xúc chạm và ý có thể suy nghĩ. Bởi con người là loài linh thông nhất trong vạn vật, cho nên có đủ sáu thứ công năng trên. Còn tổ chức cơ thể của các động vật khác thì không có phức tạp như của con người. Chúng ta ăn uống, mặc quần áo, ngủ nghỉ cũng như xe hơi cần xăng nhớt vậy. Xe chạy đường xa thì cần thêm xăng. Con người chúng ta khi bị tiêu hao năng lượng cũng cần được bổ sung. Bởi vậy con người cần phải ăn, tức là giúp sự chuyển hóa thay củ đổi mới của thân thể. Thức ăn trong cơ thể con người phát ra sức nóng và nguồn năng lượng, hầu giúp chúng ta hoạt động. Nhưng trên thực tế, vì phần tinh hoa của thức ăn rất ít, cho nên chúng ta cần phải bổ sung liên tục. Ví như ăn sáng xong, đến trưa lại đói; ăn trưa xong, đến chiều lại muốn ăn nữa. Lúc ngủ, chúng ta cũng không ngừng tiêu hao năng lượng, cho nên khi thức dậy lại cần ăn sáng.

Chúng ta tiêu hao năng lượng đó như thế nào? Khi mắt chúng ta thấy sắc, đó là mình đang tiêu hao năng lượng. Khi tai nghe âm thanh, cũng là đang tiêu hao năng lượng. Khi mũi ngửi mùi hương, cũng là đang tiêu hao năng lượng. Cho đến khi lưỡi nếm mùi vị, thân xúc chạm, ý niệm suy nghĩ, cũng đều là tiêu hao năng lượng của chúng ta đấy!

Cho nên nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hành của chúng ta, không có cái gì là không làm tiêu hao năng lượng. Nếu quý vị không tiêu phí nhiều, mà chỉ vừa phải thôi, thì sẽ bảo trì thân thể được khỏe mạnh. Nhưng nếu quý vị tiêu hao năng lượng quá nhiều, thì thân thể sẽ bị trục trặc. Ví như chúng ta ăn quá nhiều, ăn chất dinh dưỡng quá phong phú, hoặc giả là ăn thứ có độc, như thế cũng sẽ khiến cho thân thể chúng ta phát bệnh. Cho nên bất luận là đi, đứng, nằm, ngồi, nhất cử nhất động gì, chúng ta cũng đều phải hết sức cẩn thận. Chúng ta không nên vô duyên vô cớ mà lãng phí năng lượng, hoặc tự làm hại thể xác và tinh thần của mình. Cho nên vấn đề nầy thì trọng yếu vô cùng!

Hỡi các thanh niên trẻ tuổi, bây giờ là thời đại hoàng kim của các vị, mà cũng là những ngày thanh xuân của cuộc đời các vị đấy. Mùa xuân thì vạn vật hân hoan tươi tốt, sức sống tràn trề. Nhưng chúng ta nên sanh trưởng thuận theo tự nhiên để phù hợp với sự tuần tự của sinh lý. Chúng ta nhất thiết không nên ăn uống bừa bãi, hoặc nói năng loạn xạ, hoặc uống rượu hút thuốc. Cho đến nhìn bậy, nghe bậy, ngửi bậy, nếm bậy, sờ bậy, nghĩ bậy... tất cả đều không nên. Vì như thế sẽ làm tổn hại đến thân thể và linh tánh của chính mình.

Nếu các vị biết vận dụng sáu chức năng đó như: thấy, nghe, ngửi nếm, sờ và ý nghĩ, vậy thì thân thể các vị sẽ được khỏe mạnh. Nếu không biết dùng, thì một lúc nào đó, thân thể các vị sẽ đình công, bỏ việc và chia tay với các vị. Chia tay rồi là các vị sẽ không được ăn, không được mặc và không có nhà để ngủ. Bởi vậy mọi người nên biết giữ gìn quý tiếc thân thể của mình. Các vị đừng nên sống say chết mộng, để rồi đi vào con đường nguy hiểm. Trong sách Hiếu Kinh có nói: “Thân thể tóc da của ta là được cha mẹ cho, nên ta không dám hủy hại. Hiếu là bắt đầu từ đấy.” Vậy các vị đừng nên tùy tiện tự hủy hoại thân thể mình. Chúng ta nên quý tiếc giữ gìn nó cho tốt, nếu không thì chẳng mặt mũi nào để nhìn cha mẹ. Cha mẹ sanh ta và nuôi dưỡng ta, nếu ta không biết quý tiếc thân thể mình thì đó là hành vi bất hiếu nhất đối với cha mẹ vậy.

Sưu tầm

Wednesday, November 19, 2014

Nhạc Tế lễ Tây Tạng và những chủng âm nguyên thủy

Phật giáo tây Tạng xem con người không phải là một thể sống riêng lẻ, mà nằm trong mối liên hệ với vũ trụ. Âm nhạc Tây Tạng không nói đến cảm xúc nhất thời của một cá thể mà có tính vô thủy vô chung, miên viễn của đời sống vũ trụ, trong đó vui buồn riêng tư của con người không đóng vai trò gì. Với thể tính đó người ta gặp lại suối nguồn của thực tại trong tự tính sâu kín nhất của mình bằng những âm thanh diệu vợi.


Tây Tạng – miền đất hùng vĩ với hàng ngàn đỉnh núi cao chọc trời nối nhau, nơi tôn giáo và thiên nhiên hòa vào nhau thành bức họa sừng sững, trấn áp, thâu tóm hồn phách con người. Nơi ta phải dừng lại chiêm ngưỡng và ngơ ngẩn trên suốt hành trình. Đôi khi cảm giác choáng ngợp bí ẩn khiến nước mắt tràn ra, đôi khi người ta quỳ sụp trước một ngọn núi hùng vĩ mà không thốt một lời. Miền cao nguyên huyền bí và vĩ đại nhất thế giới này mang trong mình biết bao điều huyền diệu, thậm chí với nhiều người là man rợ như tập tính thiên táng – người chết đi sẽ được mang lên đỉnh núi, phanh thây, xẻ thịt đập nát xương trộn lẫn bơ cho kền kền ăn – ý nghĩa của việc này là bắt chước Phật Tổ từng xẻ thịt cho thú dữ ăn. Hay một đứa trẻ mới ra đời sẽ bị ngâm nước lạnh, hoặc bỏ ra ngoài trời một ngày để xem có sống sót nổi không. Nếu sức khỏe yếu thì sớm muộn cũng chết do thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

Mọi thứ tại vùng đất Phật huyền bí này vừa khiến người ta tò mò vừa khiến người ta e dè nhưng đều khó cưỡng lại cảm giác muốn một lần đến nơi đây. Và một trong những điều huyền diệu nhất nơi đây là âm nhạc. Âm nhạc không chỉ là công cụ truyền đạo mà bản thân âm nhạc chính là tôn giáo hay nói khác đi – tôn giáo là âm thanh.

Âm nhạc gắn liền với người dân Tây Tạng từ những buổi tế lễ đến sinh hoạt đời thường, trong các lễ hội nhạc tế lễ còn kết hợp với nhảy múa. Người Tây Tạng không quan niệm ca hát nhảy múa là một thứ tiêu khiển giải trí hay vui mắt, mà chính là một sự hợp nhất của thân-khẩu-ý và đó cũng là một cách tu tập. Ở góc độ nào đó, quan niệm này chính là quan niệm của những tín đồ âm nhạc chân chính nhất trên thế giới, coi âm nhạc là tôn giáo, là điều thuần khiết nhất, vĩ đại nhất mà con người tạo ra.


Những pháp khí hát tiếng người

Âm nhạc Tây Tạng hay gọi chính xác hơn là lễ nhạc Phật giáo Tây Tạng ảnh hưởng từ âm nhạc truyền thống Ấn Độ, Trung Hoa và Mông Cổ. Các pháp khí (nhạc cụ) được sử dụng trong các lễ hội khá phong phú, phổ biến nhất là trống nhỏ (Damaru), chiêng (Mkar rgna) tù và (Dung-dka), chuông tay (Drilbu) và não bạt (Ting-ting, còn gọi là chũm choẹ). Không khó để có thể tìm được những đĩa nhạc thiền, nhạc world music mang âm hưởng tế lễ của Phật giáo Tây Tạng, thường chúng đều có ghi trên bìa album chữ Shangrila – thánh địa chí tôn của tín ngưỡng và những truyền thuyết nhân gian Tây Tạng. Nơi này còn được thêu dệt, thần kỳ hóa trong bộ truyện Mật Mã Tây Tạng của nhà văn Hà Mã mà anh gọi là Hương Ba La. Hãy để tâm hồn tĩnh tại, gạt bỏ mọi lo âu của đời sống cơm áo gạo tiền và ngồi xuống lắng nghe, bạn sẽ bị những âm thanh diệu kỳ, vô thủy vô chung của âm nhạc Tây Tạng cuốn đi trong dòng suối mát của tâm thức, nơi đó bạn sẽ nhìn thấy ánh dương tráng lệ trên những đỉnh núi tuyết lấp lánh, nơi đó bạn sẽ thấy những cánh hoa bay trên bầu trời ẩn sau những tiếng ì ầm, tụng niệm huyền bí.



Câu chú Om Mani Padme Hum là một điều tối thượng, nghĩa của nó là âm thanh của im lặng, kim cương trong hoa sen. Âm “OM” được xem là chủng âm gốc thiêng liêng nhất, nơi bắt đầu cho hành trình điểm đạo, dẫn đạo và giải thoát con người khỏi đau khổ trầm luân nên nhạc tế lễ Tây Tạng thường bắt đầu bằng chủng âm OM này, hoặc gợi cho người ta biết nó đã được cất lên có thể bằng nhạc cụ hay bằng tiếng niệm chú.

Loại nhạc tế lễ sâu sắc đầy tác dung tâm linh của Tây Tạng là âm thanh của các buổi giảng đạo, không được xây dựng nên bởi tiết tấu mà chủ yếu là nhịp điệu và tác dụng của các chủng âm – có thể coi là chủng âm nguyên thủy – mỗi âm đó được một nhạc cụ trình bày. Các nhạc cụ như Dung-dka, Drilbu… không bắt chước các biến hiện của giọng hát nốt nhạc hay xúc cảm con người mà đại diện cho cách diễn tả của những hiện tượng cơ bản của tự nhiên, trong đó giọng người chỉ là một trong nhiều giao động, các dao động tạo nên bản hòa ca mang âm điệu vũ trụ.

Không tuân thủ quy luật của nhạc lý phương Tây nhưng nó mang lại hiệu ứng tổng thể, hiệu ứng này không phải không có nhịp điệu, có phép tắc nhất định và cho thấy một sự song song giữa các yếu tố âm thanh ở mức độ khác nhau. Nhà nghiên cứu Tây Tạng vĩ đại đến từ phương Tây, Anagarika Govinda cho rằng, ngôn ngữ của âm nhạc phương Tây không phù hợp để diễn tả tính cách độc đáo của nhạc Tây Tạng, hoặc những người trình bày không đủ sức nắm lấy cái thần của nó vì không ở trong nó, không được sinh ra từ nó và các nhạc cụ phương Tây không thể thay thế hay tấu lại cáo hồn của âm nhạc Tây Tạng.

Phật giáo tây Tạng xem con người không phải là một thể sống riêng lẻ, mà nằm trong mối liên hệ với cái nền vũ trụ. Âm nhạc Tây Tạng không nói đến cảm xúc nhất thời của một cá thể mà có tính vô thủy vô chung, miên viễn của đời sống vũ trụ, trong đó vui buồn riêng tư của con người không đóng vai trò gì. Với thể tính đó người ta gặp lại suối nguồn của thực tại trong tự tính sâu kín nhất của mình. Đây không chỉ là tính cốt yếu của thiền định Phật giáo mà cũng là của âm nhạc tế lễ Tây Tạng, nó xây dựng lên sự rung động sâu xa nhất mà một nhạc cụ hay giọng người có thể đủ sức diễn tả. Tiếng tù và, tiếng chuông lục lạc tấu lên những âm thanh như đi từ lòng đất xa xôi hay từ chiều sâu vô tận của không gian, như tiếng sấm động - chủng âm thiêng liêng của tự nhiên, mà sự dao động của nó đại diện cho nguồn gốc của hết thảy mọi vật trong vũ trụ. Chúng tạo nên nền móng mà trên đó âm thanh cao hơn hay những tiếng đập của nhạc cụ gỗ mới trỗi dậy, như dạng hình của loài hữu hình mới xuất hiện từ các năng lực cơ bản của tự nhiên. Người ta ý thức những năng lực đó không nơi đâu mạnh bằng những dãy núi hùng vĩ và các cao nguyên ngút ngàn cô tịch ở Tây Tạng. Từ đây bạn sẽ bị nhấn chìm bởi sức mạnh của tự nhiên như con người thuở hồng hoang khiếp sợ sấm chớp bão giông, bằng âm nhạc, để qua thăng trầm khổ ái tìm thấy ánh sáng cứu rỗi của Đạo.

Như giọng trầm của người chỉ huy đã cho đoàn nhạc công nền móng và mở đầu bài giảng rồi cuối mỗi đoạn lại trở bề với giọng trầm, chiếc kèn tù và bằng đồng dài đến bốn mét là gốc gác, là điểm xuất phát của dàn nhạc giao hưởng ấy. Loại kèn luôn được thổi từng cặp , chiếc này vừa dứt chiếc kia đã nổi lên. Người ta cảm giác như có một tiếng kèn liên tục, có lên có xuống, trong sức mạnh và chiều sâu của nó nghe như một đại dương âm thanh tràn trong không gian. Và trên mặt đại dương đó mà chủng âm của nó là OM, gốc của mọi âm thiêng liêng. Bạn sẽ nghe, nhìn, cảm nhận được gió từ tâm thức, gió đã tạo ra đời sống cá thể bằng cách làm thành vô số những sóng lớn sóng nhỏ, như những âm thanh của nhạc cụ gỗ, sinh động và đầy tiết điệu.

Giọng trầm mà vì sư trưởng Đại Lạt Ma bắt đầu giảng lễ và làm nền của buổi lễ không gì khác hơn chính là sự nhắc lại của chủ âm thần chú này, vì giảng đạo thường có tính chú nguyện, nhất là phần đầu và phần cuối mỗi đoạn. Những câu chú nguyện quan trọng của phần tụng niệm đều có sự tham gia của chuông và trống nhỏ.

Ngôi sao Tây Tạng khoe kèn khủng

Sợi dây kỳ diệu kết nối tâm thức

Ngược với tiếng kèn có tính tĩnh tại thì tiếng đập và tiếng xập xòa đại diện cho yếu tố động của dàn nhạc. Tiết điệu thay đổi theo từng đoạn tụng niệm – đây là điều quan trọng về tính chất âm nhạc và cảm xúc, vì đó là cảm giác của sự giải thóat sinh ra từ áp lực lúc đầu còn chậm về sau nhanh và mạnh dần, đến cuối buổi lễ thì tiết điệu nhanh dần lên đến mức choáng ngợp trấn áp mọi xúc cảm khiến người ta kính sợ. Tiếng xập xỏa – thứ âm thanh kim loại dường như quay cuồng thắng lợi, vươn cao hơn tất cả tiếng đập chạy ầm ầm phía dưới và chấm dứt bằng một tiếng xập xỏa vang dội như sấm. Sau đó lại bắt đầu một chu trình mới chậm rãi của một đoạn tế lễ khác. OM. 
Khi tiếng kèn hay giọng trầm của con người bắt chước chủng âm vũ trụ, trong đó ta chứng kiến cái vô cùng của không gian thì tiếng trống đại biểu cho tính hữu hạn của cuộc sống và vận động, chúng tuân thủ nguyên lý cao nhất của mọi sinh cơ, tuân thủ chu trình nội tại của chúng, đó là chu trình sáng tạo và phân hủy, phân tích và tổng hợp, hóa hiện và thu hồi, sinh thành và hoại diệt. Chúng đạt đỉnh cao trong hữu hiện và giải thoát.

Nếu tiết điệu trong lễ nhạc Tây Tạng đóng vai trò của âm hưởng vô thường trong đời sống cá thể thì nhịp điệu của âm nhạc lại nói lên cơ cấu và ý nghĩa đích thực của nó. Với tiếng trống hay tiếng đập, người Tây Tạng hay cả người phương Đông nói lên cảm xúc hoàn toàn khác với người phương Tây, là nơi không thấy nó là một nhạc cụ cơ bản hay độc lập. Trong thời kỳ đầu của văn hóa Ấn độ, ý nghĩa của tiếng trống có thể được thấy qua một ẩn dụ quan trọng của Phật, trong đó ngài so sánh quy luật trường cửu của vũ trụ như nhịp điệu của tiếng trống, đó là nơi đầu tiên sau khi giác ngộ, Ngài nó về “Tiếng trống của sự bất tử” (amata dundubhin) vang lên cho toàn thế giới.

Diễn giải quá nhiều sẽ làm mất đi và sẽ đi đến sự bất lực không thể diễn tả cho đúng sự hoàn hảo và hòa điệu của âm nhạc Tây Tạng. Đối với người Tạng, âm nhạc nhằm hướng đến tâm thức cao hơn của thực tại – thống nhất ý thức bao, để tất cả hành động, cảm xúc, quá khứ, hiện tại tương lai, tụng niệm… đều hòa hợp với nhau, tan chảy hòa chung trong một thân duy nhất.
Nếu không thể đến tận Tây Tạng tham gia một buổi lễ thì bạn vẫn có thể mở một đĩa nhạc Tibet hoặc Shangrila và tìm cách nắm bắt sợi dây tâm thức kết nối bạn với những điều tuyệt vời, một hình thức thiền định đơn giản nhưng vẫn cảm giác được những điều vi diệu nó mang lại.





BÍ MẬT CỦA CHÂN NGÔN – THẦN CHÚ VÀ CHÚ NGỮ CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Thần chú là một âm thanh thăng hoa , có thể tạo một sự phản ứng đặc biệt trong thân tâm của con người , thần chú có một tần số rung động trong ethers ,..

Thần chú (còn gọi là chú ngữ- mantra,chanting) là âm thanh kích họat sự thăng hoa khi tập trung tinh thần phát khởi, sẽ tạo nên hiệu ứng đặc biệt trong thân tâm của con người, thần chú có một tần số và tầng thức rung động trong trường năng lượng vi sóng (ethers), lắng nghe thần chú khi ngồi thiền, ta có thể hội nhập vào ánh sáng của nội tâm. Tần số và tầng thức rung động đồng pha (cùng loại) , có thể được tác động kích họat bởi một hoặc nhiều người khác, để đưa tâm thức của ta lên những cảnh giới cao của tâm thần, công năng mạnh, yếu tùy thuộc vào năng lượng của người tác động kích họat hoặc đối tựong, đồng thời có thể làm khai mở những năng lượng đặc biệt (huyền năng). Thần chú quan trọng ở nơi âm thanh + sự tập trung phát khởi, chớ không ở nơi ý nghĩa, khi dịch ra ngôn ngữ khác, thì thần chú không còn tác dụng nữa .

Chú ngữ ( Mantra ) là âm thanh của tinh thần , sự khác nhau giữa âm thanh vật chất và âm thanh tinh thần là Hình tư tưởng ( thought form ) độ dài sóng ( wavelength) , tần số ( frequency) và môi trường truyền dẩn ( medium ) .

Chú ngữ là một dụng cụ dùng để xóa bỏ ( deprogramming ) hay tái tạo những dữ kiện ( reprogramming ) trong máy điện nảo tinh thầncủa ta . Chú ngữ có hiệu lực cho việc tự kỷ ám thị , bởi việc lập lại một số đoạn văn soạn sẳn có ý nghĩa và mang một mục tiêu mà ta muốn đạt đến , để niệm lên , hầu mang ý niệm nầy , huân tập để cấy vào tiềm thức , mà từ đó nó ảnh hưởng đến ta , trong những hành động hướng về mục đích mà ta đã chủ ý ; Hiệu lực thứ nhì là chú ngữ có thể , tạo sự rung động cộng hưởng đến tâm thân ta , hầu trị bệnh hay đạt đến một mục đích nào đó .

Âm thanh có thể mang làn sóng của hình ảnh truyền đạt đến ta ,nhằm khơi mở sự cảm tri của ta . Mổi âm thanh có những dạng rung động cộng hưởng với những vật khác như : màu sắc , tinh thể ( crystals ),hình thể(biogeometry) ,ngũ hành (elementals)

Với một cách thở đặc biệt , ta có thể tạo ra một hình ảnh sáng tạo ; Sự niện chú ngữ AUM cho một số không khí thoát ra ở xoang mủi sẽ tạo ra âm thanh AUM , sẽ tạo ra sự rung động ở xoang mủi , sự rung động nầy lan truyền đến các sàng nảo thất của nảo bộ ( four ventricles of the brain ) . Sự niệm chú ngữ là một công cụ dùng để tập trung , sự chú ý vào một điểm , làm đóng lại những hoạt động của ngũ quan bên ngoài và hệ thống đối giao cảm ( sympathetic system ) để tạo điều kiện cho hệ thống trực giao cảm ( parasympathetic system ) hoạt động , hầu đưa ta đi sâu vào đại định .

Sự lập lại chú ngữ , trong một thời gian , sẽ cộng hưởng trong tâm ta , đến một lúc nào đó , ta không cần phát âm để đọc chú ngữ , mà chú ngữ sẽ tự động vang lên trong tâm ta , và chỉ một mình ta nghe được .

Khi đọc trì chân ngôn thì ta dể nhập định hơn , ý nghĩa của chân ngôn thường hướng về thành tựu và khấn nguyện , một ước nguyện nào đó , sự lập đi lập , lập lại một chân ngôn nào đó , thường có tác dụng ám thị cho ta dần dần dể đi vào nhập định , những người trì tụng thần chú có khả năng cao , niệm những chân ngôn có ý nghĩa , mang những nguyện vọng hiện thực , có thể biến sự tụng niệm những câu chân ngôn nầy , thành những tín hiệu có khả năng , phóng phát ra ngoài , tùy theo công việc như trị bệnh hay tôn giáo v..v...

Mặt khác , những mẩu tự chủng chân ngôn như AUM , khi tụng đọc lên theo một phương pháp đặc biệt , có thể làm cho bên trong nội tạng của thân thể rúng động , rung lên , có tác dụng đã thông kinh mạch và phóng phát một nội lực nào đó của cơ thể , hoặc có thể gây tác dụng tạo một sự tác động đến âm ba bên ngoài mà làm tan vở hay tiêu diệt một chướng ngại vật nào đó .

Dùng thần chú âm thanh , tụng đọc cho một trung tâm năng lực nào đó , để làm cho trung tâm nầy rung lên , cộng hưởng để phụ trợ và tăng thêm cường độ , để rồi dùng từ luân xa nầy như cái loa , hay như là một nơi phát ra năng lực để hướng đến mục tiêu , mà phóng phát năng lực , để tạo một kết quả mà mình mong muốn .

Ở một lảnh vực trì chú cao hơn , người trì chú có thể quán tưởng , một chú ngữ nào đó , kèm theo một loại màu sắc nhất định , sau đó sự trì chú và quán tưởng nầy biến đổi hình dạng theo một qui tắc nhất định , đồng thời phối hợp với sự điều tức , sự lên xuống của nội khí , có thể làm sản sinh một trạng thái khí công hay một hiệu năng nào đó , có hình thức rất là đa diện .

Những tín hiệu của chú ngữ có thể làm sản sinh ra , nhiều hiệu ứng của khí công , có sự quan hệ với âm ba rất là mật thiết .

Chú ngữ lợi dụng , tính xuyên thấu và chiết xạ của thanh ba , để vận hành nội khí , hầu đạt đến , ý đến , âm thanh đến và khí tới : Nói một cách khác , là dùng âm thanh để mang dẩn khí lực , khí lực đi theo ý niệm , và âm thanh ra vào . Đó là đặc điểm đặc thù của việc tụng niện thần chúhay là tin tức mả vậy .

Do đó , Mật Tông Tây Tạng đã lợi dụng tính xuyên thấu , tính khúc xạ của âm thanh , thần chú để mang dẩn nội khí luân lưu trong cơ thể , hầu đạt đến kết quả , khi ý đến đâu , thì khí đến đó , âm thanh đến đó ; dùng ý để dẩn khí , dùng khí để ém âm thanh ; sự phối hợp của âm thanh và khí lực sẽ hình thành một loại hợp lưu , có mật độ và tầng số rung động cao , có khả năng bài trừ những khí nặng trược , hấp thu dưởng khí , giúp ích cho sức khõe và trị liệu .

Những vị có trình độ thiền định cao nói rằng , ấn quyết biểu thị một loại ý nghĩa nhất định , đồng thời tương ứng với sự phát tín hiệu đến một kinh mạch nào của cơ thể , để hổ trợ cho việc khởi phát nội khí và hình thaǹh một ý niệm nào đó .

Pháp môn tu trì luyện tập , chủ yếu về ấn quyết của Mật Tông , thường là dùng ý để dẩn ánh sáng , dùng ba hình ánh sáng của ba màu trắng , đỏ , lam để làm thành những dòng quang tử , đem trường khúc xạ của ánh sáng vũ trụ , dùng ý niệm mà đưa chúng vào bộ đầu , sau đó lại phân phối đi khắp cơ thể .

Trong khi ngồi thiền và bắt ấn quyết , giúp cho người luyện tập , bắt được sự liên lạc với sáu kinh , hổ tương , giao lưu khí lực , có lợi cho việc thanh tịnh thân tâm , làm khai thông phế khí , làm mạnh ruột non , thông tam tiêu , giúp tăng cường năng lực cho cơ thể , thích ứng với ngoại giới ; Khí lực và ánh sáng trong lúc quán tưởng sẽ giúp Tinh - Khí – Thần bên trong cơ thể được thăng hoa và kiện toàn ; dương khí và sinh lực khí được đưa lên , sưởi ấm và bồi dưởng cho ngũ tạng lục phủ ; khi sự luyện ý và khí được tinh chuyên , thì máu huyết sẽ đầy đủ , tinh thần sẽ minh mẩn ; máu huyết của ngũ tạng lục phủ được sung mản , con gnười sẽ được luôn khõe mạnh và kéo dài được tuổi thọ . Ta để những ảnh hưởng của những tầng số rung động lên trên cơ thể con người có thể đưa ta vào trạng thái đại định ( Samadhi - Altered states of conciousness ) và năng lượng của hỏa hầu , lửa tam muội ( Kundalini ) có thể được phóng thích , do sự kích thích của hoàn cảnh chung quanh , bằng những rung động của âm ba và những làn sóng điện từ khởi động .

Khi hành giả đại định , cột xương sống của họ sinh ra sinh điện từ ; và trường điện từ nầy sẽ được phóng ra từ đầu của hành giả , như là một cột trụ ăng ten ( antena ) , nó tạo ra sự cảm ứng , tác dụng hổ tương với điện và từ trường có sẳn chung quanh . Đầu hành giả đồng thời là một trụ ăng ten phát sóng , có thể điều chỉnh , phát và thu những tầng số rung động cộng hưởng hai chiều , lửa hỏa hầu có thể phát triển trong hệ thống thần kinh , sau đó cảm ứng , cộng hưởng với điện từ bên ngoài cơ thể để tạo ra nhiệt và lửa bốc cháy trong cơ thể .

Theo Ajit Moonkerjee : Âm nhạc và khiêu vũ có thể làm khơi dậy luồng lửa hỏa hầu nầy ; trong đầu , xương sống và bắp thịt có chứa nhiều chất Potassium . Tầng số năng lượng sóng điện của radio có thể làm bật cháy khí Oxygen trong phổi

http://www.phattu.com/showthread.php?t=28285&s=4ece91b0c501fc5eff3007260bc220e4